• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày ban hành: 21/01/2003
  • Ngày có hiệu lực: 21/01/2003

QUỸ ĐOÀN KẾT

ƯU TIÊN THOẢ THUẬN TÀI CHÍNH SỐ 2002-56 GIỮA CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN: NÂNG CAO

NĂNG LỰC ĐÀO TẠO VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ THỐNG KÊ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHẰM

GÓP PHẦN HIỆN ĐẠI HOÁ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Thoả thuận tài chính này bao gồm các điều khoản riêng, được thành lập
văn bản gốc của thoả thuận và các điều khoản chung là văn bản tham chiếu

và không tách rời với văn bản gốc.

 

CÁC ĐIỀU KHOẢN RIÊNG

 

Một bên là: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là phía Việt Nam

Và một bên là:

Chính phủ nước Cộng hoà Pháp, sau đây gọi tắt là phía Pháp

Cùng thoả thuận như sau:

 

PHẦN 1
MỤC TIÊU CỦA THOẢ THUẬN

 

Điều 1.

Bản thoả thuận này nhằm mục đích giành cho phía Việt Nam sự hỗ trợ tài chính của phía Pháp, dưới dạng viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án được hai phía chấp thuận và xác định như tên gọi tại Điều 2 dưới đây.

Trên cơ sở đánh giá nhu cầu do phía Việt Nam cung cấp, khoản hỗ trợ tài chính của phía Pháp từ Uỷ ban các dự án quỹ đoàn kết ưu tiên được xác định là 2 triệu euro.

 

Điều 2. Xác định dự án

Số dự án: 2002-56

Ngày Uỷ ban các dự án của phía Pháp phê chuẩn: ngày 5 tháng 11 năm 2002

Ngày phê chuẩn của Bộ trưởng phụ trách về hợp tác và Pháp ngữ: ngày 22 tháng 11 năm 2002 ngày Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn: ngày 17 tháng 1 năm 2003

Tên gọi: Nâng cao năng lực đào tạo về quản lý tài chính công và thống kê kinh tế trong chương trình cải cách hành chính nhằm góp phần hiện đại hoá quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam.

Trị giá: 2.000.000 euro.

 

PHẦN II
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT

 

Điều 3. Bối cảnh của dự án

Hiện đại hoá Nhà nước Việt Nam trở nên cần thiết trước những yêu cầu về đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong các dịch vụ công và trước đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Nhận thức rõ những thách thức này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã lựa chọn đẩy nhanh công cuộc hiện đại hoá Nhà nước thông qua cải cách hoạt động của các thể chế, nền hành chính và các dịch vụ công. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đề nghị phía Pháp trợ giúp trong lĩnh vực này nhằm xây dựng một dự án hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật. Tại phiên họp mới đây của Uỷ ban hỗn hợp Việt - Pháp, hai bên đã thống nhất nguyên tắc triển khai dự án về "nâng cao năng lực của Nhà nước". Các cuộc tiếp xúc chính thức về chủ đề này giúp xây dựng một dự án nâng cao năng lực của các cơ quan Nhà nước, dự án có khả năng hỗ trợ cho các cơ quan tiến hành một cách có hiệu quả hơn các cuộc cải cách về quản trị kinh tế và tài chính với 3 mục tiêu:

- Hỗ trợ cho các cuộc cải cách về quản lý tài chính và khu vực công;

- Hiện đại hoá hệ thống đào tạo cán bộ thống kê và nâng cao năng lực cho Tổng cục Thống kê.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực định hướng và giám sát tài chính cho Quốc hội Việt Nam.

 

Điều 4. Miêu tả dự án

Dự án kéo dài 3 năm và quy tụ 3 cơ quan phía Việt Nam (Học viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội) và 3 cơ quan phía Pháp (Nghị viện, Bộ ngoại giao và Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp). Dự án bao gồm 4 thành phần cơ bản:

- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý tài chính công

- Nâng cao năng lực thống kê kinh tế thông qua đào tạo

- Hỗ trợ nâng cao năng lực giám sát tài chính của Uỷ ban Kinh tế Ngân sách của Quốc hội Việt Nam

- Thực hiện dự án

 

Thành phần 1: Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý tài chính công

1.1. Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính.

1.2. Hỗ trợ việc xây dựng các khoá đào tạo bồi dưỡng cho đối tượng giám đốc doanh nghiệp.

1.3. Liên kết hệ thống về quản lý tài chính công và tăng cường quan hệ cộng tác giữa Học viện Tài chính và các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và tài chính.

Thành phần 2: Đào tạo cán bộ thống kê và nâng cao năng lực cho Tổng cục Thống kê

2.1. Hỗ trợ cho cải cách thể chế

2.2. Hỗ trợ cho công tác đào tạo ban đầu cán bộ thống kê

2.3. Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cán bộ thống kê

2.4. Nâng cao năng lực thống kê và nghiên cứu kinh tế

 

Thành phần 3: Hỗ trợ nâng cao năng lực giám sát hành chính của Quốc hội và Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách

3.1. Hỗ trợ Hiện đại hoá các phương thức giám sát ngân sách

3.2. Nâng cao năng lực giám sát tài chính cho Quốc hội Việt Nam

 

Thành phần 4: Thực hiện dự án

4.1. Quản lý và đánh giá dự án

4.2. Hỗ trợ thực hiện dự án

4.3. Những nội dung khác và hoạt động bất thường.

 

PHẦN III
CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI CHÍNH

 

Điều 5. Trị giá của dự án

5.1. Đóng góp từ phía Pháp

Viện trợ trị giá 2 triệu euro do phía Pháp cấp theo quyết định nêu tại Điều 2 và dùng để thanh toán cho các chi phí sau (tính bằng nghìn euro):

 

Loại chi phí

Các thành phần

 

TP1

TP2

TP3

TP4

Tổng số

 

P

 

 

 

 

 

0

 

1. Đầu tư bất động sản

S

 

 

 

 

 

0

 

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

50

90

30

0

 

170

2.1. Lắp đặt kỹ thuật

S

 

 

 

 

 

0

 

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

 

 

 

 

0

 

2.2. Đầu tư khác bao gồm

S

 

 

 

 

 

0

 

Phương tiện vận chuyển

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

155

70

 

270

495

3. Chuyển giao tài chính

S

 

 

 

 

 

0

 

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

 

48

37

 

85

4. Văn phòng phẩm đồ tiêu dùng

S

 

 

 

 

 

0

 

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

92

65

43

40

200

5.1. Nghiên cứu

S

 

 

 

 

 

40

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

 

 

 

 

0

 

5.2. Hỗ trợ kỹ thuật

S

 

 

 

 

 

0

 

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

237

200

123

 

560

5.3. Đào tạo

S

 

 

 

 

 

0

 

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

 

 

5

 

40

45

5.4. Các dịch vụ khác bên ngoài

S

 

 

 

 

 

0

 

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

98

127

95

15

335

5.5. Công tác ngắn ngày

S

 

 

 

 

15

15

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

 

 

 

 

0

 

6. Nhân lực trong nước

S

 

 

 

 

 

0

 

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

 

 

 

 

0

 

7. Các khoản khác

S

 

 

 

 

 

0

 

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

 

 

 

55

55

8. Chi phí phát sinh

S

 

 

 

 

 

0

 

 

E

 

 

 

 

 

0

 

 

P

 

632

600

333

380

1945

Tổng số để thực hiện

S

 

0

 

0

 

0

 

55

55

 

E

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

Tổng số theo từng hợp phần

 

632

600

333

435

2000

 

P: Nguồn vốn do Đại sứ quán Pháp tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam triển khai.

S: Nguồn vốn do các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Pháp triển khai.

E: Nguồn vốn do Chính phủ Việt Nam triển khai.

5.2. Đóng góp từ phía Việt Nam

2.280.000.000 đồng Việt Nam (tương đương với 150.000 USD)

 

Điều 6. Quy định về thuế và hải quan

Theo những quy định hiện hành tại Việt Nam áp dụng cho các dự án viện trợ không hoàn lại, hàng hoá và thiết bị nhập khẩu hoặc mua trong nước để thực thi dự án sẽ được miễn tất cả các loại thuế.

 

Điều 7. Cách thức thực hiện

7.1. Cách thức triển khai các hoạt động

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam là cơ quan do phía Pháp chỉ định để triển khai các hoạt động của dự án và sẽ phối hợp với các đối tác khác nhau (GIP - Cơ quan hỗ trợ Phát triển trao đổi Công nghệ kinh tế và tài chính, Nghị viện). Học viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính là cơ quan do phía Việt Nam chỉ định để triển khai các hoạt động của dự án đồng thời phối hợp với các đối tác khác nhau (Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội). Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng với Học viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính bảo đảm thực hiện các hoạt động của dự án nêu tại Điều 2 trên đây, tuân theo Bản Thoả thuận tài chính (gồm Các điều khoản riêng và Các điều khoản chung) và phù hợp với văn kiện dự án đã được các cấp có thẩm quyền của hai phía phê duyệt.

7.2. Cách thức triển khai về tài chính

Bộ Ngoại giao Pháp sẽ chịu trách nhiệm triển khai khoản tài trợ của Pháp theo quyết định nêu tại Điều 2 theo phương thức dưới đây:

- Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (Bộ phận Hợp tác và Hoạt động Văn hoá) phụ trách triển khai khoản tiền 1.945.000 euro tương ứng với các mục 2.1, 3, 4, 5.1, 5.3, 5.4, 5.5, 8 của bản dự thảo ngân sách đã nêu tại Điều 5.1 trên đây.

- Các Ban của Bộ Ngoại giao Pháp phụ trách triển khai khoản tiền 55.000 euro tương ứng với các mục 5.1 và 5.5 của bản dự thảo ngân sách đã nêu tại Điều 5.1 trên đây.

Học viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính và các đối tác khác của Dự án (Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội), do Chính phủ Việt Nam chỉ định sẽ chịu trách nhiệm triển khai phần tài chính của phía Việt Nam cho dự án như đã nêu trong Điều 5.2 trên đây.

Thực trạng triển khai những cam kết của mỗi bên sẽ được báo cáo tổng hợp tại kỳ họp Ban chỉ đạo Dự án. Ngoài ra, theo yêu cầu của một trong hai phía, thực trạng triển khai tại từng thời điểm cũng sẽ được thông báo cụ thể.

7.3. Theo dõi và đánh giá dự án

Ban chỉ đạo dự án sẽ được thành lập trước khi bắt đầu dự án. Ban chỉ đạo dự án sẽ ngang số đại biểu và gồm 8 thành viên, 4 người Pháp và 4 người Việt Nam. Đứng đầu Ban này là một Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam và Đại sứ Cộng hoà Pháp tại Việt Nam hoặc người đại diện của họ, nếu do bận công tác không bố trí được. Các thành viên của Ban chỉ đạo gồm:

- Phía Việt Nam:

Đại diện của Bộ Tài chính (Học viện Tài chính), Tổng cục Thống kê và Quốc hội (Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách).

- Phía Pháp:

Một đại diện của Bộ Ngoại giao tại Pháp, một đại diện của GIP - Cơ quan hỗ trợ Phát triển Trao đổi Công nghệ kinh tế và tài chính và một đại diện của Nghị viện Pháp.

Ban chỉ đạo này sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần, thông báo những hoạt động của dự án cũng như quyết định những biện pháp giải quyết khi gặp khó khăn. Ban chỉ đạo dự án có thể mời, trong trường hợp cần thiết các chuyên gia có liên quan đến các vấn đề thảo luận để tham khảo ý kiến. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt, tiếng Pháp.

Theo sự thoả thuận của hai phía, các phương tiện truyền thông sẽ được sử dụng để phát huy kết quả của dự án.

7.4. Điều kiện triển khai

7.4.1. Điều kiện tiên quyết để ký thoả thuận tài chính

Dự án được cấp có thẩm quyền của hai phía phê duyệt, phù hợp với luật pháp của hai phía.

7.4.2. Điều kiện liên quan đến giải ngân vốn

Các cơ quan có thẩm quyền của Pháp và Việt Nam sẽ trao đổi thư để chỉ định đại diện của mỗi bên trong ban chỉ đạo.

7.4.3. Điều kiện đình chỉ giữa chừng trong quá trình thực hiện dự án

Việc hai bên không chỉ định thành viên các nhóm thông qua trao đổi thư để bắt đầu triển khai các hoạt động khác nhau của dự án.

Hoạt động đào tạo Giám đốc các doanh nghiệp, các đại biểu Quốc hội và các cán bộ của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách, đội ngũ giảng viên các trường đào tạo của Tổng cục Thống kê, không được bắt đầu trong thời hạn là 12 tháng sau khi dự án bắt đầu khởi động.

 

Điều 8. Thực hiện chi trả

Việc thanh toán các khoản chi từ quyết định tại Điều 2 sẽ do bộ phận ngân quỹ chung cho nước ngoài của Bộ Ngoại giao Pháp thực hiện theo chỉ thị của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao Pháp.

 

PHẦN IV
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 

Điều 9. Thời hạn ra lệnh chi

Thời hạn dự kiến thực hiện dự án được ấn định là 36 tháng, kể từ ngày ký kết bản thoả thuận tài chính này.

Sẽ không có bất cứ cam kết dù dưới hình thức nào được thực hiện sau thời hạn trên, cũng là thời hạn cuối cùng của việc đưa ra các lệnh chi.

Quá thời hạn trên, thoả thuận sẽ được coi như kết thúc, trừ trường hợp hai phía gia hạn Bản thoả thuận này thông qua trao đổi thư giữa Đại sứ quán Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

Điều 10. (Điều cuối): Thời hạn hiệu lực và thời hạn kết thúc thoả thuận

Thoả thuận có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ngoài trường hợp nêu tại Điều 9 của văn bản này, Thoả thuận này sẽ được kết thúc ngay sau khi đã thực hiện xong theo quyết định của Uỷ ban các dự án Quỹ Đoàn kết ưu tiên, hoặc nếu hai bên đều nhận thấy không thể thực hiện dự án như đã mô tả tại Điều 4 của các điều khoản riêng trong thoả thuận này, thể hiện bằng trao đổi thư giữa Đại sứ quán Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Khi kết thúc Thoả thuận, một bản báo cáo về việc thực thi kỹ thuật và tài chính của dự án sẽ được soạn thảo với sự thống nhất của cả hai phía.

Những khoản kinh phí do phía Pháp tài trợ không được sử dụng hết sẽ được chuyển vào ngân sách của Bộ Ngoại giao Pháp.

Làm tại Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2003

Thoả thuận này được làm thành 4 bản gốc (hai bản tiếng Pháp và hai bản tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau).


CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

 

PHẦN 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Những quy định trong các điều khoản chung này nhằm mục đích xác định các thể thức thực hiện dự án nêu trong bản thoả thuận tài chính và các thể thức triển khai. Các quy định này được bổ sung bởi các điều khoản riêng của thoả thuận tài chính.

 

PHẦN II
CÁC PHƯƠNG THỨC KỸ THUẬT, HÀNH CHÍNH VÀ TÀI CHÍNH

 

Điều 2. Các quy định về kỹ thuật, tài chính của dự án được xác định trong các điều khoản riêng chỉ có thể được sửa đổi với sự thoả thuận của 2 phía. Tuỳ theo mức độ sửa đổi, thoả thuận sửa đổi này sẽ được thể hiện bằng văn bản sửa đổi bổ sung hoặc trao đổi thư.

 

Điều 3. Bộ Tài chính, do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam uỷ quyền, tuyên bố đã biết đầy đủ về các chi phí phụ trong hoặc sau khi đã hoàn thành dự án nêu trong phần đầu tiên của các điều khoản riêng của thoả thuận này và cam kết sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm việc thanh toán các chi phí này trên cơ sở nguồn lực của mình.

 

Điều 4. Bộ Tài chính, do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam uỷ quyền, sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc nảy sinh từ phía Việt Nam, dù dưới hình thức nào trong quá trình thực hiện dự án.

Đặc biệt là, Bộ Tài chính, do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam uỷ quyền, sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các loại tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng và sẽ chịu mọi chi phí về bồi thường giải phóng mặt bằng có thể có theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.

 

Điều 5. Bộ Tài chính, do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam uỷ quyền, sẽ xác định, trước khi triển khai thoả thuận, các cơ quan chức năng (các Bộ và viên chức Nhà nước) được chỉ định theo dõi hoặc tham gia thực hiện dự án với đại sứ quán Pháp, được chỉ định thay mặt Chính phủ Pháp.

 

Điều 6. Bộ Tài chính, do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam uỷ quyền, cho phép các chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật công tác tại các vị trí có thể được dự kiến trong phần 2 của các điều khoản riêng, được tham gia vào việc thực hiện dự án dưới sự đồng chỉ đạo của cơ quan do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định làm đại diện và đại sứ quán Pháp. Việc chỉ định những chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật này phải được sự nhất trí trước của các cơ quan đại diện hai Chính phủ.

Trong khuôn khổ triển khai dự án, trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách Nhà nước Pháp có thể được giao cho một số chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật do đại sứ quán Pháp chỉ định. Trong trường hợp này với sự đồng ý của cơ quan đại diện cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những chuyên viên, cho việc quản lý nêu trên, sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán Pháp.

 

Điều 7. Các trang thiết bị và vật tư cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như các giấy phép, văn bằng được sử dụng phải cấp bởi nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc một nước thuộc Liên minh châu Âu, trừ trường hợp ngoại lệ được các cơ quan đại diện do hai Chính phủ chỉ định chấp thuận trước.

 

Điều 8. Không một công ty Pháp nào sẽ bị tước quyền được tham gia các đấu giá, đấu thầu hoặc tư vấn khi chưa có sự chấp thuận của các cơ quan đại diện do hai Chính phủ chỉ định.

Việc tham gia vào cuộc cạnh tranh sẽ công khai và bình đẳng về mọi điều kiện.