• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày ban hành: 02/01/1960
  • Ngày có hiệu lực: 01/11/1959

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG SỐ 1/LĐ-TT NGÀY 2 THÁNG 1 NĂM 1960
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH NHỮNG NƠI ĐƯỢC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ

TĂNG THÙ LAO CHO DÂN CÔNG PHỤC VỤ TRÊN MIỀN RỪNG NÚI

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

 

Kính gửi:            - Các ông Chủ tịch Uỷ ban hành chính:

                        Khu Tự trị Thái - mèo

                        Khu Tự trị Việt - bắc

                        Khu Hồng - quảng

                      Các tỉnh: Lào Kay, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng sơn,
Tuyên Quang, Hòa Bình, Cao Bằng, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải

Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình và khu vực Vĩnh Linh.

 

Căn cứ vào quyết định của Thường vụ Hội đồng Chính phủ họp ngày 9-9-1959 về tăng thù lao cho dân công phục vụ ở miền núi,

Căn cứ vào Thông tư số 3840/CN ngày 21-10-1959 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện tăng thù lao cho dân công phục vụ ở miền núi, và đã giao cho Bộ Lao động cùng Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh quy định nơi được áp dụng chế độ tăng thù lao cho dân công.

Căn cứ vào đề nghị của Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh,

Bộ ra Thông tư này quy định cụ thể những địa phương, khu vực nào được áp dụng chế độ tăng thù lao cho dân công.

 

I. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH VIỆC TĂNG THÙ LAO
CHO DÂN CÔNG PHỤC VỤ TRÊN MIỀN RỪNG NÚI

 

Vùng rừng núi, thường là những nơi khí hậu xấu, thực phẩm khan hiếm đắt đỏ, giao thông vận tải còn trở ngại, nên cần được chiếu cố đến sinh hoạt khó khăn của dân công. Công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi đang được đẩy mạnh, nhu cầu nhân công rất lớn, các địa phương cần sử dụng nhân công nhiều hơn trước, một số nơi phải huy động dân công từ miền xuôi lên phục vụ, vì vậy Chính phủ tăng thù lao cho dân công phục vụ trên miền rừng núi còn nhằm tạo thêm điều kiện thuận lợi để các địa phương động viên quần chúng hoàn thành nhiệm vụ.

Do đó các khu, tỉnh cần tổ chức phổ biến, giải thích cho quần chúng thấy rõ sự quan tâm đến đời sống hàng ngày của nhân dân và sự cố gắng của Đảng và Chính phủ trong việc tăng thù lao cho dân công trên miền rừng núi; động viên dân công hăng hái, phấn khởi nâng cao năng suất lao động hơn trước.

II. NGUYÊN TẮC ĐỊNH NƠI NÀO ĐƯỢC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ
TĂNG THÙ LAO CHO DÂN CÔNG

 

Trong Thông tư số 3840/CN, Thủ tướng Phủ đã quy định nơi miền rừng núi được áp dụng chế độ tăng thù lao cho dân công phải là: những miền khí hậu xấu, đi lại khó khăn, giá sinh hoạt cao... Sinh hoạt ở những nơi đó nói chung có khó khăn rõ rệt hơn miền xuôi.

- Khí hậu xấu, đi lại khó khăn là do điều kiện thiên nhiên như đất rộng, người thưa, rừng núi hiểm trở, khí hậu độc, có nhiều đèo dốc, khe suối đi lại khó khăn v.v... Dân công đến phục vụ ở những nơi này thường gặp nhiều khó khăn, có ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- Giá sinh hoạt cao nói đây là chỉ những địa phương sản xuất có tính chất tự túc, khi mở công trường ở nơi này thì phải tổ chức tiếp phẩm ở xa đến, nhất là những thứ cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày của dân công như: gạo, rau xanh, thịt, cá, muối, mắm v.v...

- Điều kiện sinh hoạt khó khăn rõ rệt hơn miền xuôi là nói chung, nơi đó phải là rừng núi khí hậu xuấ, giá sinh hoạt cao, thì mới được định là khu vực tăng thù lao, để phân biệt rõ nơi được tăng và nơi không được tăng thù lao, tránh sự thắc mắc suy tỵ trong quần chúng. Nhưng cần chú ý những trường hợp: trong một vùng rộng lớn là rừng núi mà có xã, thị trấn nhỏ bằng phẳng, hoặc một con đường dài nằm trong rừng núi mà có một, hai đoạn năm, bảy cây số bằng phẳng quang đãng, có dân cư thì vẫn được áp dụng tăng thù lao. Mặt khác cũng cần tránh quan niệm cứ chỗ nào gọi là miền núi, thuộc tỉnh miền núi hoặc thuộc Khu Tự trị đều đặt vào khu vực tăng thù lao cho dân công cả, mặc dù nơi đó so với miền xuôi không có khó khăn gì rõ rệt.

 

III. QUY ĐỊNH NHỮNG NƠI ĐƯỢC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ
TĂNG THÙ LAO CHO DÂN CÔNG

 

Căn cứ vào những nguyên tắc trên, và theo đề nghị của Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh đã được thảo luận tại hai cuộc họp ngày 7-11-59 và 16-11-59 do Bộ Lao động triệu tập có đại biểu khu, tỉnh và các Bộ Nội vụ, Y tế tham gia, Bộ quy định những nơi được áp dụng chế độ tăng thù lao cho dân công theo danh sách sau đây:

1. Toàn Khu Tự trị Thái Mèo và các tỉnh Lào-kay, Bắc-Cạn, Yên-Bái, Lạng-Sơn, Tuyên-Quang, Hà-Giang.

2. Tỉnh Hòa-Bình: áp dụng trong tất cả các huyện chỉ trừ hai đầu quốc lộ số 6 từ cây số 41,200 trở lại giáp địa phận Hà-Đông và đầu quốc lộ số 12 từ cây 86,700 trở lại giáp địa phận Ninh-Bình.

- Tỉnh Cao-Bằng: áp dụng trong tất cả các huyện, trừ huyện Hòa-An chỉ được áp dụng trong năm xã: Ngũ-Lão, Đức-Xuân, Công-Trừng, Tương-Lương, Trưng-Vương.

- Tỉnh Phú-Thọ: toàn huyện Thanh-Sơn, Yên-Lập.

- Tỉnh Bắc-Giang: toàn huyện Sơn-Động, Lục-Ngạn và 10 xã thuộc huyện Yên-Thế: Đồng-Tiến, Canh-Nâu, Xuân-Lương, Đồng-Kỳ, Đồng-Hưu, Tam-Tiến, Tam-Hiệp, Tân-Hiệp, Hưu-Xương, Tân-Tiến.

- Tỉnh Hải-Ninh: toàn huyện Ba-Chẽ, Bình-Liêu, Tiên-Yên, Đình-Lập.

+ Ba xã thuộc huyện Đầm-Hà: Thanh-Y, Na-Pa, Đầm-Hà.

+ Bốn xã thuộc huyện Hà-Cối: Tân-Mai, Chúc-Bái-Sơn, Lang-Khé, Hà-Cối.

+ Ba xã thuộc huyện Móng-Cái: Po-Hen, Thán-Phun, Tràng-Vinh,

- Tỉnh Thái-nguyên: toàn huyện Võ-Nhai, Định-Hóa, Đại-Từ, Phú-Lương.

+ 5 xã thuộc huyện Phú-Bình: Tân-Hòa, Tân-Kim, Tân-Khánh, Tân-Thành, Thắng-Lợi (giáp mỏ Nà-Lương, Trại-Cau, huyện Yên-Thế, Bắc-Giang).

+ 3 xã thuộc huyện Phổ Yên: Minh Đức, Thắng Lợi, Phúc Lợi, (giáp huyện Đại Từ - Tam Đảo).

+ 15 xã thuộc huyện Đồng Hỷ: Cao Ngạn, Minh Lập, Hòa Trung, Dân Chủ, Đoàn Kết, Khe Mỏ, Linh Sơn, Quang Trung, Hòa Bình, Hợp Tiến, Tân Lợi (giáp huyện Võ Nhai, Yên Thế, Bắc Giang), Lương Sơn, Phúc Xuân, Bình Sơn, Minh Lập (giáp huyện Phú Lương, Đại Từ).

- Tỉnh Thanh Hóa: toàn huyện Quang Hóa, Ba Thước, Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thường Xuân, Như Xuân.

+Huyện Cẩm thuỷ: từ xã Cẩm vân trở lên đến biên giới Việt lào (dốc Eo lê đến biên giới )

+ Huyện Thạch Thành: dọc theo đường từ Kim Tân đi Hòa Bình, khu vực bên trái từ xã Thạch Yên trở lên giáp giới tỉnh Hòa Bình; khu vực bênphải từ dốc Đồi con (địa đầu xã Thành Hưng) trở ra đến dốc Giang, giáp giới tỉnh Ninh Bình.

- Tỉnh Nghệ An: toàn huyện Tương Dương, Con Cuông, Quý Châu, Nghĩa Đàn

+ Huyện Anh sơn: Quốc lộ số 7 từ cây số 71 trở lên đến huyện Côn cuông dài 15 cây số , tỉnh lộ 6 từ cây soó 13 trở lên đến Nghĩa đàn dài 10 cây số.

+ Huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu: tỉnh lộ 48 từ đập Đinh dù (cây số 10) đến giáp huyện Nghĩa đàn dài khoảng 10 cây số; đường Cầu Giát đi Tam Lê cách Cầu Giát 7 cây số trở lên đến Tam Lê.

- Tỉnh Hà Tĩnh: huyện Hương Sơn: đường từ Kim Cương đi biên giới (từ cây số 72 đến giáp giới Việt-Lào).

+ Tỉnh lộ 15 từ mỏ phốt phát Phú Lê đến Tân ấp tiếp giáp Quảng Bình; tỉnh lộ 3 từ cây số 14 đến cây số 24.

Quốc lộ 1 tại đèo Ngang từ cây số 586 đến cây số 395 (trong phạm vi Đèo-con, Đèo-cả).

- Tỉnh Quảng Bình: huyện Tuyên Hóa: quốc lộ 15 từ La-khê đến Tân ấp; từ Tân-ấp đến Đò Vàng; từ Tân-ấp đến quốc lộ 15 đến đèo Mụ-giạ giáp biên giới Việt-Lào.

+ Đường tỉnh lộ số 1 từ ga Ngọc-lâm đến khe Vé tiếp giáp với đường quốc lộ 15; từ ga Ngọc Lâm đến Tan Lý.

+ Đường tỉnh lộ số 4 từ Tiên Yên qua vùng Troóc đến Xuân Sơn giáp đường tỉnh lộ số 2 huyện Bố Trạch.

Huyện Quảng Trạch: ngược dòng sông Rào Nan từ xóm Cháy đến Cao Mạc.

Đường Đèo Ngang từ cây số 603 trở ra đến cây số 595 đỉnh đèo giáp Hà Tĩnh.

Huyện Bố Trạch: tỉnh lộ số 2 từ thôn Bồng Lai, thôn Lim, Xóm Phong Nha (xã Sơn Trạch đến Hà-lơi, Cà-rồng).

Hai xã Lâm Trạch và Phúc Trạch (Troóc).

Đường từ Phú Quý, Chính Hóa đi Xeng Bàng.

Đường từ Hội Am đến Phú Quý.

Huyện Lệ Thuỷ: đường từ Thác-coọc, Luật Sơn đến Hướng lập biên giới Việt - Lào.

Đường từ Luật-sơn (xã Trường-thuỷ) đến Sa-lung (Bến Quảng).

Huyện Quang Ninh: vùng từ Nguồn Coọc (theo sông Long Đai) đến Lụi qua làng Mô-mô-Cao (giáp biên giới vùng Rào Coọc cửa Tùng).

- Khu vực Vĩnh Linh: 5 xã Vĩnh Hàn, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Tường và Vĩnh Thượng.

- Khu Hồng Quảng:

Huyện Cẩm phả trừ 4 xã Bản Sen, Quảng Lna, Ngọc Vung và Minh Châu,

Huyện Hoành Bồ trừ dọc đường 18 tức là xã Việt Hùng,

Thị xã Hồng Gai trừ khu vực Bãi Cháy và trong thị xã.

Thị xã Cẩm Phả trừ nội thị, thị trấn Cửa Ông, đường 18 (từ thị xã Cẩm Phả đến thị trấn Cửa Ông) và các xã Cẩm Bình, Thái Bình.

 

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Thời gian thi hành chế độ tăng thù lao cho dân công ở những nơi quy định trên đây bắt đầu từ ngày 1-11-59 như đã ấn định trong thông tư số3840/CN ngày 21-10- 59 của Thủ tướng Phủ.

Các Uỷ ban hành chính khu, tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này trong địa phương mình.

Sau quy định này, nếu địa phương nào xét thấy còn có nơi cần được áp dụng chế độ tăng thù lao mà chưa có ở trong danh sách hoặc có rồi mà chưa hợp lý thì Uỷ ban khu, tỉnh tiếp tục đề nghị, Bộ xét để quy định thêm, hoặc điều chỉnh lại cho sát, đúng hơn.