HƯỚNG DẪN

CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐẶC XÁ TRUNG ƯƠNG SỐ 01/TVĐX
NGÀY 25 THÁNG 2 NĂM 2000 VỀ VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH

SỐ 35/QĐ-CTN NGÀY 23/02/2000 CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC

VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2000

 

Căn cứ Điều 4 Quyết định số 35 QĐ-CTN ngày 23 tháng 02 năm 2000 của Chủ tịch nước về đặc xã năm 2000, Hội đồng tư vấn đặc xã Trung ương (HĐTVĐXTW) hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá năm 2000 như sau:

1. Đối tượng đặc xá:

Đối tượng đặc xá: có 3 loại.

- Tha tù trước thời hạn cho những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các Trại giam thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quản lý (kể cả phạm nhân đang chấp hành án phạt tù ở phân trại quản lý phạm nhân trong Trại tạm giam).

- Miễn chấp hành án phạt tù còn lại cho những phạm nhân được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù.

- Miễn chấp hành án phạt tù cho những người bị kết án tù được hoãn thi hành án phạt tù.

2. Điều kiện, tiêu chuẩn phạm nhân được hưởng đặc xá.

Đối với phạm nhân được xét đặc xá tha tù trước thời hạn phải có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

A) Phải là những phạm nhân chấp hành tốt quy chế, nội quy Trại giam tích cực học tập, lao động, cải tạo trong quá trình chấp hành án, khi được tha tù trước thời hạn không làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phấn đấu trở thành công dân lương thiện.

- Đối với phạm nhân bị phạt tù chung thân ít nhất có 3 năm (1997, 1998, 1999) và những tháng đầu năm 2000 được đánh giá xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên.

- Đối với phạm nhân bị hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm ít nhất có 2 năm (1998, 1999) và những tháng đầu năm 2000 được đánh giá xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên.

- Đối với phạm nhân bị hình phạt tù từ trên 5 năm đến dưới 10 năm có ít nhất 1 năm 6 tháng (6 tháng cuối năm 1998; năm 1999) và những tháng đầu năm 2000 được đánh giá xếp loại cải tạo từ khá trở lên.

- Đối với phạm nhân bị hình phạt tù từ 5 năm trở xuống:

+ Những phạm nhân đủ điều kiện xếp loại cải tạo thì năm 1999 và những tháng đầu năm 2000 được đánh giá xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên.

+ Những phạm nhân chưa đủ thời gian xếp loại cải tạo thì trong quá trình chấp hành án đã chấp hành tốt Quy chế, Nội quy Trại giam, tích cực học tập, lao động.

(Theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an việc đánh giá xếp loại cải tạo cho phạm nhân hàng năm theo 4 loại: Tốt, khá, trung bình, kém và 6 tháng xếp loại cải tạo một lần).

B) Về thời giam chấp hành hình phạt tù: đã chấp hành hình phạt tù ít nhất là 1/3 (một phần ba) thời hạn đối với hinh phạt tù có thời hạn; 10 (mười) năm đối với tù chung thân (kể cả hình phạt tù chung thân đã được giảm xuống 20 năm).

Thời gian được tính đã thi hành hình phạt tù, đợt I được tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2000; đợt II được tính đến ngày 02 tháng 9 năm 2000.

C) Đối với những phạm nhân quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3 Quyết định số 35/QĐ-CTN ngày 23 tháng 02 năm 2000 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2000 thì thời gian đã chấp hành hình phạt tù ít nhất 1/4 (một phần tư) thời hạn đối với hình phạt tù có thời hạn; 8 (tám) năm đối với hình phạt tù chung thân, được hiểu như sau:

- Người lập công lớn trong quá trình chấp hành án phạt tù là người đã tố cáo giúp Trại giam (kể cả phân trại quản lý phạm nhân trong Trại tạm giam) hoặc cơ quan điều tra phát hiện tội phạm; đã phát hiện hoặc bắt được phạm nhân trốn khỏi nơi giam; đã cứu được tính mạng người khác trong tình thế hiểm nghèo; đã cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của công dân trong thiên tai, hoả hoạn.

- Trước khi phạm tội là:

+ Thương binh, bệnh binh.

+ Cán bộ, công chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, những người có nhiều thành tích trong chiến đấu, công tác được thưởng Huân chương các loại, Huy chương kháng chiến.

+ Người có công với cách mạng được Nhà nước tặng Huân chương các loại, Huy chương kháng chiến.

- Là con đẻ, con nuôi hợp pháp của "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".

- Là con của gia đình có công với Nước được Nhà nước tặng "Bằng có công với Nước".

- Có bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, anh, chị em ruột, bố, mẹ nuôi và con nuôi hợp pháp là liệt sỹ.

- Người quá già yếu là người 70 tuổi trở lên hoặc những người 60 tuổi trở lên có bệnh tật nặng phải nằm bệnh viện, bệnh xã thường xuyên.

- Người đang mắc một trong các bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng là người bị mắc một trong các bệnh: ung thư; bại liệt; lao nặng ở giai đoạn cuối; xơ gan cổ trướng; nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; suy tim, suy thận nặng ở độ 4 có kết luận giám định y khoa của Hội đồng giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc có kết luận giám định bệnh tật của bệnh viện cấp tỉnh trở lên.

- Người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn là người có con nhỏ dưới 3 tuổi (kể cả nam và nữ) không có ai nuôi dưỡng; bản thân là lao động duy nhất trong gia đình mà hiện nay gia đình đang trong cảnh túng thiếu dưới mức hộ nghèo phải trợ cấp thường xuyên hoặc bị thiên tai, hoả hoạn không còn tài sản gì đáng kể; có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con ốm đau nặng kéo dài không tự phục vụ sinh hoạt bình thường cho bản thân, không có người chăm sóc.

- Khi phạm tội là người chưa thành niên (là những phạm nhân lúc thực hiện hành vi phạm tội chưa đủ 18 tuổi).

- Những phạm nhân phạm các tội kinh tế đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền.

- Những phạm nhân phạm các tội kinh tế chưa thực hiện xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền mà bản thân và gia ddình cam kết thực hiện sau khi được đặc xá tha tù thì tuỳ theo tính chất của tội phạm và hoàn cảnh gia đình có thể được xem xét đặc xá.

- Những phạm nhân phạm các tội mà khung hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 có giảm nhẹ so với khung hình phạt của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1997 và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tại phần 2, điểm a bản Hướng dẫn này thì được xét đặc xá (có phụ lục kèm theo).

D) Về việc miễn chấp hành hình phạt tù còn lại đối với phạm nhân được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù được hưởng đặc xá là:

- Phạm nhân đang mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: ung thư; xơ gan cổ trướng; lao nặng ở giai đoạn cuối; bại liệt; nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; suy tim, suy thận độ 4 hoặc ốm đau kéo dài phải nằm bệnh viện, bệnh xá, không lao động được, không tự sinh hoạt bình thường cho bản thân, không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, có kết luận giám định Y khoa hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc có kết luận giám định bệnh tật của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Những người ở vùng sâu, vùng xa không thể giám định được thì phải có xác nhận tình trạng sức khoả của Trung tâm y tế cấp huyện.

- Trong thời gian được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù tại nơi cư trú có thái độ ăn năn hối lỗi, chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, được địa phương (xã, phường, thị trấn) xác nhận.

Đ) Về việc miễn chấp hành hình phạt tù cho người được hoãn thi hành án phạt tù được hưởng đặc xá là:

- Người đang mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: ung thư; lao nặng; bại liệt; xơ gan cổ trướng; nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS; suy tim, suy thận độ 4 hoặc ốm đau nặng kéo dài phải nằm bệnh viện, bệnh xá, không lao động được, không tự sinh hoạt bình thường cho bản thân, không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, có kết luận giám định Y khoa của Hội đồng giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc có kết luận giám định bệnh tật của bệnh viện cấp tỉnh trở lên... Những người ở vùng sâu, vùng xa không thể giám định được thì phải có xác nhận tình trạng sức khoẻ của Trung tâm y tế cấp huyện.

- Trong thời gian được hoãn thi hành án phạt tù tại nơi cư trú có thái độ ăn năn hối lỗi; làm ăn lương thiện, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước được chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn) xác nhận.

E) Riêng những trường hợp đặc biệt khác Hội đồng tư vấn đặc xá cấp tỉnh và Hội đồng xét đề nghị đặc xá các Trại giam lập hồ sơ đề nghị đặc xá để Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương xét duyệt từng trường hợp và trình Chủ tịch nước quyết định.

Những phạm nhân được đặc xá năm 2000 nếu có các hình phạt bổ sung khác như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính, sau khi được đặc xá vẫn phải chấp hành đầy đủ theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ, thủ tục và quy trình xét đặc xá.

A) Hồ sơ của người được xét đặc xá bao gồm:

- Phiếu xét đặc xá năm 2000 của phạm nhân do Trại giam, Trại tạm giam lập hồ sơ tóm tắt (theo mẫu). Những phạm nhân phạm tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và phạm nhân có quốc tịch nước ngoài phải sao nguyên bản án hoặc bản cáo trạng kèm theo.

- Phiếu xét đặc xá cho phạm nhân được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, người được hoãn thi hành án phạt tù do Toà án nhân dân cấp tỉnh lập.

- Danh sách phạm nhân đề nghị đặc xá tha tù trước thời hạn; miễn chấp hành hình phạt tù còn lại; miễn hình phạt cho người được hoãn thi hành án phạt tù (có mẫu kèm theo).

- Thống kê phân tích số người được đề nghị đặc xá (theo mẫu).

- Các loại giấy chứng nhận:

+ Kết luận của giám định y khoa hoặc kết luận giám định bệnh tật của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Đối với đối tượng được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, được hoãn thi hành án phạt tù nếu ở vùng sâu, vùng xa thì phải có xác nhận của Trung tâm Y tế cấp huyện.

+ Bản sao quyết định khen thưởng hoặc bản sao Huân chương, Huy chương kháng chiến, Bằng có công với Nước (có công chứng Nhà nước).

+ Quyết định khen thưởng của Giám thị Trại giam, Trại tạm giam (đối với phạm nhân lập công trong quá trình thi hành án phạt tù).

+ Nhận xét, xếp loại cải tạo của Giám thị Trại giam, Trại tạm giam (ghi rõ kết quả vào phiếu đề nghị đặc xá).

+ Đối với những phạm nhân: gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải có đơn của gia đình được xác nhận của chính quyền và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cơ sở (xã, phường, thị trấn nơi phạm nhân cư trú) nhận quản lý giúp đõ.

+ Chứng nhận lập công của cơ quan điều tra, chính quyền địa phương đối với phạm nhân tạm đình chỉ thi hành án phạt tù và người được hoãn thi hành án phạt tù.

+ Một số giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của HĐTVĐXTW.

- Các loại giấy chứng nhận nếu là bản sao phải có công chứng Nhà nước.

- Hồ sơ và danh sách đề nghị đặc xá các phạm nhân ở các Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng làm thành 12 (mười hai) bộ; Hồ sơ, danh sách các đối tượng (phạm nhân, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù còn lại, người hoãn chấp hành hình phạt tù) sau khi được Hội đồng tư vấn đặc xá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt làm thành 12 bộ để trình HĐTVĐXTW.

B) Trình tự và thủ tục xét đặc xá:

- Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, thành lập Hội đồng xét đề nghị đặc xá của các Trại giam, Trại tạm giam. Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Quốc phòng chỉ đạo, thành lập Hội đồng xét đề nghị đặc xá của các Trại giam, Trại tạm giam do Bộ Quốc phòng quản lý.

- Đối với các trường hợp được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù và được hoãn thi hành án phạt tù, Toà án cấp nào ra quyết định tạm đình chỉ và hoán thi hành án phạt tù thì Toà án cấp đó làm thủ tục, lập hồ sơ đề nghị đặc xá. Chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn) nơi có phạm nhân được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, có người được hoán thi hành án phạt tù cư trú có trách nhiệm cung cấp tài liệu và nhận xét theo yêu cầu của Toà án nhân dân.

- Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an chỉ đạo Giám đốc công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn Công an các cấp phối hợp với Toà án nhân dân địa phương trong việc xét đề nghị đặc xá cho số phạm nhân đang được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù và người được hoãn thi hành án phạt tù hiện cư trú tại địa phương.

Việc xét đặc xá được tiến hành theo trình tự:

+ Hội đồng xét đề nghị đặc xá của các Trại giam; Trại tạm giam (phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam) đề nghị đặc xá cho phạm nhân trên cơ sở hồ sơ và danh sách được quản giáo phụ trách đội phạm nhân và tập thể đội phạm nhân lựa chọn giới thiệu.

+ Hội đồng tư vấn đặc xá cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt đề nghị đặc xá cho phạm nhân của phân trại quản lý phạm nhân trong Trại tạm giam do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và phạm nhận đang được tạm đình chỉ thi hành án và người được hoãn thi hành hình phạt tù được đề nghị xét đặc xá do Toà án nhân dân cùng cấp đề nghị.

+ HĐTVĐXTW cử các tổ chuyên viên liên ngành gồm cán bộ của Bộ Công an, Toá án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trực tiếp đến các địa phương, Trại giam, Trại tạm giam để kiểm tra và thầm định toàn bộ hồ sơ đề nghi xét đặc xá của Trại giam, Trại tạm giam do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quản lý và hồ sơ do Toà án nhân dân các cấp đề nghị đặc xá. HĐTVĐXTW xét duyệt, tổng hợp danh sách phạm nhân được đặc xá trình Chủ tịch nước duyệt quyết định.

4. Tổ chức thực hiện.

A) Đặc xá năm 2000 được xét duyệt và công bố tha tù làm 2 đợt:

+ Đợt 1: xét duyệt xong vào ngày 15/4/2000; công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước vào dịp 30 tháng 4 năm 2000.

+ Đợt 2: xét duyệt xong vào ngày 15 tháng 8; công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước vào dịp Quốc khánh 2 tháng 9 năm 2000.

Những người được đặc xá được công bố công khai.

B) Bộ Công an là cơ quan thường trực HĐTVĐXTW có nhiệm vụ:

- Lập Ban chỉ đạo công tác đặc xã của Bộ Công an giúp Bộ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, các Trại giam, Trại tạm giam triển khai thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước và hướng dẫn về đặc xá năm 2000 của HĐTVĐXTW.

- Quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chuyên viên liên ngành giúp cơ quan thường trực nghiên cứu, kiểm tra, thầm định, tổng hợp hồ sơ, danh sách các đối tượng được xét đề nghị đặc xá để trình HĐTVĐXTW.

- Bố trí chương trình và thời gian làm việc của HĐTVĐXTW; lập dự toán kinh phí phục vụ đặc xá trình Chủ tịch Hội đồng quyết định.

- Đề xuất với Chủ tịch HĐTVĐXTW giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.

- Khi Chủ tịch HĐTVĐXTW vắng mặt đột xuất thì uỷ quyền cho Thường trực được phép triệu tập cuộc họp các thành viên HĐTVĐXTW để lấy ý kiến về những vấn đề khẩn cấp hoặc làm văn bản để các thành viên cho ý kiến trả lời và được chỉ đạo giải quyết những vấn đề cụ thể khác nảy sinh trong quá trình thực hiện đặc xá theo Quyết định đặc xá năm 2000 của Chủ tịch nước.

- Chuẩn bị chương trình nội dung, tài liệu hồ sơ cho các kỳ họp của HĐTVĐXTW.

- Tổ chức tập huấn về đặc xá cho các đơn vị, địa phương và chuyên viên các Bộ, ngành là thành viên HĐTVĐXTW.

- Quy định các biểu mẫu: phiếu đặc xá, danh sách phạm nhân được đặc xá, thống kê phân tích số người được đặc xá tại điểm a, khoản 3 hướng dẫn này.

- Hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách đặc xá báo cáo Chủ tịch HĐTVĐXTW trình Chủ tịch nước.

- Làm các công việc khác có liên quan đến đặc xá do Chủ tịch HĐTVĐXTW giao.

C) Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ lập Ban chỉ đạo công tác đặc xá của Bộ chỉ đạo các Trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý; căn cứ vào Quyết định của Chủ tịch nước và Hướng dẫn của HĐTVĐXTW lập tiểu ban chỉ đạo đặc xá ở các Quân khu. Hướng dẫn Toà án quân sự và Viện kiểm sát quân sự cấp đã ra quyết định cho phạm nhân được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù và hoãn thi hành án phạt tù lập hồ sơ đề nghị đặc xá cho hai loại đối tượng trên để Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Quốc phòng xét duyệt đề nghị đặc xá năm 2000, sau đó thống nhất với Bộ Công an cơ quan thường trực tổng hợp trình HĐTVĐXTW xét duyệt.

D) Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn Toà án các cấp căn cứ vào Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước và hướng dẫn của HĐTVĐXTW lập hồ sơ, tổng hợp danh sách phạm nhân được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù và người bị kết án tù được hoãn thi hành án phạt tù có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được đặc xá, trình Hội đồng tư vấn đặc xá địa phương xét duyệt và thống nhất với Bộ Công an cơ quan thường trực, tổng hợp, trình HĐTVĐXTW xét duyệt.

Hướng dẫn Toà án nhân dân các cấp làm thủ tục, cấp "Giấy chứng nhận được đặc xá" miễn chấp hành hình phạt tù còn lại cho phạm nhân được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù và người được hoãn thi hành án phạt tù khi có Quyết định của Chủ tịch nước.

Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thông báo kịp thời cho các Trại giam, Trại tạm giam biết những phạm nhân bản án đang có kháng nghị, kháng cáo.

Đ) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập Hội đồng tư vấn đặc xá của tỉnh, thành phố thành phần gồm: Một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên gồm lãnh đạo các Ban, Ngành: Toà án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Sở Tư pháp và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thường trực. Hội đồng cấp tỉnh có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo chính quyền địa phương, Trại tạm giam, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước và hướng dẫn về đặc xá năm 2000 của HĐTVĐXTW, xét duyệt hồ sơ, danh sách những người thuộc diện đề nghị đặc xá của địa phương trình HĐTVĐXTW xét duyệt.

E) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi chức năng của mình đề cao trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các chứng nhận, kết luận có liên quan đến phạm nhân và người được đề nghị đặc xá. Đồng thời có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, tạo điều kiện và giúp đỡ những người được hưởng đặc xá trở về hoà nhập với gia đình và cộng đồng, nhất là tìm công việc làm ổn định đời sống.

G) Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí bảo đảm cho hoạt động này theo dự toán chi đã được Chủ tịch HĐTVĐXTW duyệt.

H) Thường trực HĐTVĐXTW (Bộ Công an), Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương tổ chức họp báo giới thiệu các nội dung Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, hướng dẫn của HĐTVĐXTW và những nội dung cần tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

I) Thời gian tổ chức thực hiện:

- Đợt 1: Trong tháng 02 năm 2000 các địa phương và các ngành, các cấp phải hoàn thành việc chuẩn bị; ngày 15 tháng 3 năm 2000 lập xong danh sách để đến ngày 30 tháng 3 năm 2000 HĐTVĐXTW xét duyệt trình Chủ tịch nước.

- Đợt 2: Trong tháng 6 năm 2000 các địa phương và các ngành, các cấp phải hoàn thành việc chuẩn bị, ngày 30 tháng 6 năm 2000 lập xong danh sách để đến ngày 10 tháng 8 năm 2000 HĐTVĐXTW xét duyệt trình Chủ tịch nước.

- Sơ kết và xem xét số tồn đọng vào cuối tháng 9 năm 2000 tổng kết đặc xá vào cuối tháng 10 năm 2000.

- Đặc xá phải được tiến hành tổng kết kịp thời và khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích theo quy định khen thưởng hiện hành.

K) Không lập hồ sơ để xét đề nghị đặc xá cho những phạm nhân mà bản án đối với họ chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang bị kháng nghị giám đốc thẩm có tình tiết tăng nặng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, kịp thời báo cáo bằng văn bản về HĐTVĐXTW (qua cơ quan thường trực) có hướng dẫn và chỉ đạo kịp thời.


PHỤ LỤC

MỘT SỐ ĐIỀU, KHOẢN CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỬA ĐỔI NĂM 1999
CÓ KHUNG HÌNH PHẠT THẤP HƠN QUY ĐỊNH TẠI

BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỬA ĐỔI NĂM 1997

 

STT

Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1997

Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1999

1.

Điều 75: Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ:

Khoản 1: 12 năm - 20 năm, chung thân, tử hình

Điều 81: Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ:

Khoản 1: 12 năm - 20 năm, chung thân

2.

Điều 84: Tội phá trại giam:

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Điều 90: Tội phá trại giam:

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

3.

Điều 101: Tội giết người:

Khoản 2: 5 năm - 20 năm

Điều 93: Tội giết người:

Khoản 2: 7 năm - 15 năm

4.

Điều 106: Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát:

Khoản 1: 6 tháng - 5 năm

Điều 101: Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát:

Khoản 1: 6 tháng - 3 năm

5.

Điều 114: Tội giao cấu với trẻ em:

Khoản 2: 5 năm - 10 năm

Khoản 3: 10 năm - 15 năm

Điều 115: Tội giao cấu với trẻ em:

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

6

 

Điều 122: Tội xâm phạm quyền bầu cử của công dân:

Khoản 1: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ 1 năm, phạt tù từ 3 tháng - 2 năm.

Điều 126; Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân:

Khoản 1: Cảnh cáo cải tạo không giam giữ, phạt tù 3 tháng - 1 năm

7

 

Điều 129: Tội cướp tài sản XHCN:

Khoản 1: 5 năm - 15 năm

Khoản 2: 12 năm - 20 năm, chung thân, tử hình

Điều 151: Tội cướp tài sản công dân:

Khoản 3: 12 năm, 20 năm, chung thân, từ hình

 

Điều 133: Tội cướp tài sản:

Khoản 1: 3 năm - 10 năm

Khoản 2: 7 năm - 15 năm.

Khoản 3: 12 năm - 20 năm

8.

Điều 130: Tội cưỡng đoạt tài sản XHCN:

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Khoản 3: 10 năm - 20 năm

 

Điều 153: Tội cưỡng đoạt tài sản CD:

Khoản 2: 2 năm - 10 năm

Điều 135: Tội cưỡng đoạt tài sản:

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

9.

Điều 152: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản công dân:

Khoản 1: 2 năm - 10 năm

Khoản 2: 7 năm - 20 năm

Điều 143: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

Khoản 1: 2 năm - 7 năm

Khoản 2: 5 năm - 12 năm

10.

Điều 131: Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản XHCN:

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Khoản 3: 10 năm - 20 năm

 

Điều 154: Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt TSCD:

Khoản 2: 2 năm - 10 năm

Điều 136: Tội cướp giật tài sản:

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

 

 

Điều 137: Tội công nhiên chiếm đoạt TS:

Khoản 2: 2 năm - 7 năm

11.

Điều 132: Tội trộm cắp tài sản XHCN:

Khoản 1: 6 tháng - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Khoản 3: 10 năm - 20 năm, chung thân, tử hình

Điều 155: Tội trộm cắp tài sản công dân:

Khoản 2: 2 năm - 10 năm

Khoản 3: 7 năm - 20 năm

Điều 138: Tội trộm cắp tài sản:

Khoản 1: 6 tháng - 3 năm

Khoản 2: 2 năm - 7 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

12.

Điều 134: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN:

Khoản 1: 6 tháng - 5 năm

Khoản 2: 5 năm - 12 năm

Khoản 3: 12 năm - 18 năm

Khoản 4: 18 năm - 20 năm, chung thân, tử hình.

Điều 157: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân:

Khoản 1: 3 tháng - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Khoản 3: 10 năm - 20 năm, chung thân, tử hình

Điều 139: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Khoản 1: 6 tháng - 3 năm

Khoản 2: 2 năm - 7 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm.

Khoản 4: 12 năm - 20 năm, chung thân, tử hình.

 

13.

Điều 135: Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN:

Khoản 1: 6 tháng - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Khoản 3: 10 năm - 20 năm, chung thân

 

Điều 158: Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản công dân:

Khoản 2: 2 năm - 12 năm

Khoản 3: 10 năm - 20 năm

Điều 140: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Khoản 1: 3 tháng - 3 năm

Khoản 2: 2 năm đến 7 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

14.

Điều 138: Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản XHCN:

Khoản 1: 1 năm - 7 năm

Khoản 2: 5 năm - 10 năm

Khoản 3: 12 năm - 20 năm. Chung thân, tử hình

 

Điều 160: Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công dân:

Khoản 1: 6 tháng - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Khoản 3: 10 năm - 20 năm

Điều 143: Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

Khoản 1: 6 tháng - 3 năm

Khoản 2: 2 năm - 7 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

15

Điều 139: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản XHCN:

Khoản 1: 1 năm - 7 năm

Khoản 2: 5 năm - 15 năm

Điều 144: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại ngghiêm trọng đến tài sản Nhà nước:

Khoản 1: Cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng - 3 năm.

Khoản 2: 2 năm - 10 năm

16.

Điều 140: Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản XHCN:

Phạt tù 3 tháng - 3 năm

Điều 145: Tôi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản:

Khoản 1: Cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng - 2 năm

17.

Điều 166: Tội buôn bán hàng cấm:

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Khoản 3: 12 năm - 20 năm

Điều 155: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm:

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

Khoản 3: 8 năm - 15 năm

18.

Điều 97: Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới:

Khoản 1: 2 năm - 7 năm

Khoản 2: 5 năm - 12 năm

Khoản 3: 10 năm - 20 năm, chung thân, tử hình

Điều 153: Tội buôn lậu:

Khoản 1: 6 tháng - 3 năm

Khoản 2: 3 năm - 7 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

 

 

Điều 154: Tội vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới:

Khoản 1: 3 tháng - 2 năm

Khoản 2: 2 năm - 5 năm

Khoản 3: 5 năm - 10 năm

19.

Điều 167: Tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả:

Khoản 1: 1 năm - 7 năm

Khoản 2: 5 năm - 15 năm

Khoản 3: 12 năm - 20 năm, chung thân, tử hình

Điều 156: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả:

Khoản 1: 6 tháng - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

20.

Điều 168: Tội kinh doanh trái phép:

Khoản 1: 3 tháng - 2 năm

Khoản 2: 1 năm - 7 năm

Điều 159: Tội kinh doanh trái phép:

Khoản 1: Phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm

Khoản 2: 3 tháng - 2 năm

21.

Điều 165: Tội đầu cơ:

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Khoản 3:10 năm - 20 năm, chung thân

Điều 160: Tội đầu cơ:

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

Khoản 3: 8 năm - 15 năm

22.

Điều 169: Tội trốn thuế:

Khoản 1: 6 tháng - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Điều 161: Tội trốn thuế:

Khoản 1: Phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ 2 năm

Khoản 2: 6 tháng - 3 năm

23.

Điều 171: Tội cho vay nặng lãi:

Khoản 1: 3 tháng - 2 năm

Khoản 2: 1 năm - 5 năm

Điều 163: Tội cho vay nặng lãi:

Khoản 1: cải tạo không giam giữ đến 1 năm

Khoản 2: 6 tháng - 3 năm

24.

Điều 173: Tội làm vé giả, buôn bán vé giả

Khoản 1: 6 tháng - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Điều 164: Tội làm tem giả, vé giả. Tội buôn bán tem giả, vé giả

Khoản 1: 6 tháng - 3 năm

Khoản 2: 2 năm - 7 năm

25.

Điều 174: Tội cố ý làm trái các quy định của NN về QLKT gây HQNT:

Khoản 1: 1 năm - 7 năm

Khoản 2: 5 năm - 15 năm

Điều 165: Tội cố ý làm trái các quy định của NN về QLKT gây HQNT:

Khoản 1: 1 năm - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

26.

Điều 175: Tội lập quỹ trái phép:

Khoản 2: 5 năm - 10 năm

Khoản 3: 10 năm - 15 năm

Khoản 4: 15 năm - 20 năm

Điều 166: Tội lập quỹ trái phép:

Khoản 2: 3 năm - 7 năm

Khoản 3: 6 năm - 10 năm

Khoản 4: 8 năm - 15 năm

27.

Điều 185 b: Tội sản xuất trái phép chất ma tuý:

Khoản 1: 3 năm - 10 năm

Khoản 2: 10 năm - 15 năm

Khoản 3: 15 năm - 20 năm

 

Điều 185 c: Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý.

Khoản 1: 2 năm - 7 năm

Khoản 2: 7 năm - 15 năm

Khoản 3: 15 năm - 20 năm

 

Điều 185 d: Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.

Khoản 1: 2 năm - 7 năm

Khonả 2: 7 năm - 15 năm

Khoản 3: 15 năm - 20 năm

 

Điều 185 đ: Tội mua bán trái phép chất ma tuý.

Khoản 1: 3- 10 năm

Khoản 2: 10 năm - 15 năm

Khoản 3: 15 năm - 20 năm

 

Điều 185 g: Tội tàng trữ, vận chuyển mua bán hoặc chiếm tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma tuý.

Khoản 1: 1 năm - 6 năm

Khoản 2: 6 năm - 13 năm

Khoản 3: 13 năm - 20 năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều 196: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý:

Khoản 1: 1 năm - 5 năm

Khoản 2: 5 năm - 10 năm

Khoản 3: phạt tiền từ 5 triệu - 50 triệu.

28.

Điều 185 m: Tội cưỡng bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý:

Khoản 3: 15 năm - 20 năm

Khoản 4: chung thân, tử hình

Điều 200: Tội cưỡng bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý:

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

Khoản 4: 20 năm - chung thân

29.

Điều 185 n: Tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác:

Khoản 1: 2 năm - 7 năm

Khoản 2: 7 năm - 15 năm

Khoản 3: 15 năm - 20 năm

Điều 201: Tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiệm hoặc các chất ma tuý khác:

Khoản 1: 1 năm - 5 năm

Khoản 2: 5 năm - 12 năm

Khoản 3: 12 năm - 20 năm

30.

Điều 186: Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải:

Khoản 3: 7 năm - 20 năm

Khoản 4: 3 tháng - 3 năm

Điều 202: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

Khoản 4: 3 tháng - 2 năm

 

 

31.

Điều 188: Tội đưa vào sử dụng phương tiện GTVT không đảm bảo AT hoặc điều động người không đủ điều kiện điều khiển các PTGTVT gây HQNT:

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Điều 204: Tội đưa vào sử dụng phương tiện GTVT đường bộ không đảm bảo an toàn:

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

 

Điều 205: Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các PTGT đường bộ:

Khoản 2: 2 năm - 7 năm

32.

Điều 189: Tội dừng xe lửa hoặc làm dừng xe lửa trái phép:

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Khoản 3: 10 năm - 20 năm, chung thân

Điều 209: Tội cản trở giao thông đường sắt:

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

33.

Điều 190: Tội vi phạm các quy định về an toàn lao động bảo hộ lao động và an toàn ở nơi đông người:

Khoản 2: 3 năm - 12 năm

Điều 227: Tội vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và an toàn ở nơi đông người:

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

34.

Điều 191: Tội vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng:

Khoản 2: 3 năm - 15 năm

Điều 229: Tội vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng:

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

35.

Điều 192: Tội vi phạm các quy định về QLVK phương tiện KT, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ:

Khoản 1: 1 năm - 7 năm

Khoản 2: 5 năm - 15 năm

Điều 234: Tội vi phạm về QL VK vật liệu, công cụ hỗ trợ:

Khoản 1: 1 năm - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

 

Điều 237: Tội vi phạm QL chất phóng xạ:

Khoản 1: 6 tháng - 3 năm

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

Điều 239: Tội vi phạm về QL chất cháy, chất độc:

Khoản 1: 1 năm - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

36.

Điều 194: Tội vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy:

Khoản 2: 2 năm - 10 năm

Điều 240: Tội vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy:

Khoản 2: 2 năm - 8 năm

37.

Điều 196: Tội vi phạm các quy định về chữa bệnh chế thuốc, bán thuốc gây hậu quả nghiêm trọng:

Khoản 1: 1 năm - 7 năm

Khoản 2: 5 năm - 15 năm

Điều 242: Tội vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác:

Khoản 1: 1 năm - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

38.

Điều 197: Tội vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng:

Khoản 1: 1 năm - 7 năm

Khoản 2: 5 năm - 15 năm

Điều 244: Tội vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng:

Khoản 1: 1 năm - 5 năm

Khoản 2: 3 năm - 10 năm

39.

Điều 201: Tội chứa chấp, tiêu thụ TS do NKPTMC:

Khoản 3: 5 năm - 15 năm

Điều 250: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ TS do NKPTMC:

Khoản 3: 5 năm - 10 năm

40.

Điều 202: Tội chứa mãi dâm và môi giới mãi dâm:

Khoản 2: 7 năm - 15 năm

Khoản 3: 15 năm - 20 năm

Điều 254: Tội chứa mãi dâm:

Khoản 2: 5 năm - 15 năm

Khoản 3: 12 năm - 20 năm

 

Điều 255: Tội môi giới mãi dâm:

Khoản 2: 3 năm - 15 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

41.

Điều 202 a: Tội mua dâm người chưa thành niên:

Khoản 2: 5 năm - 10 năm

Khoản 3: 10 năm - 15 năm

Điều 256: Tội mua dâm người chưa thành niên:

Khoản 2: 3 năm - 8 năm

Khoản 3: 7 năm - 15 năm

42.

Điều 205: Tội chống người thi hành công vụ:

Khoản 2: 2 năm - 10 năm

Điều 257: Tội chống người thi hành công vụ:

Khoản 2: 2 năm - 7 năm

43.

Điều 207: Tội làm trái hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự:

Khoản 2: 2 năm - 10 năm

Điều 261: Tội làm trái quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự:

Khoản 2: 2 năm - 7 năm

44.

Điều 211: Tội giả mạo giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước và tổ chức XH:

Khoản 2: 2 năm - 7 năm

Điều 266: Tội sửa giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan và tổ

Chức:

Khoản 2: 2 năm - 5 năm

 

Ghi chú: Có 55 điều của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1997 liên quan đến 50 điều giảm nhẹ khung hình phạt của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1999.