THÔNG TƯ

LIÊN BỘ Y TẾ - TÀI CHÍNH SỐ 18-YT/TC/LB
NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 1975 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG VIỆC

THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 91/TTG NGÀY 25-4-1974

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ KINH TẾ THANH TOÁN

TIỀN THUỐC CHỮA BỆNH CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN,

VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC

 

Liên Bộ Y tế - Tài chính đã ra Thông tư số 32-BYT/TT ngày 24-12-1974 và liên Bộ Nội vụ - Y tế - Tài chính đã ra Thông tư số 05/TT-LB ngày 7-2-1975 hướng dẫn thi hành Quyết định số 91-TTg ngày 25-4-1974 của Thủ tướng Chính phủ. Dưới đây, liên bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thêm một số vấn đề cụ thể:

1- Kinh phí thanh toán tiền thuốc chữa các bệnh thông thường và cấp tính đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước.

Tại Thông tư liên bộ số 32-BYT/TT ngày 24-12-1974 liên bộ đã yêu cầu các địa phương tích cực xúc tiến việc tổ chức mạng lưới phòng khám đa khoa trong quýII-1975 để từ quý III-1975 trở đi có thể khám bệnh thông thường và cấp phát thuốc tại chỗ cho cán bộ, công nhân, viên chức đến khám. Riêng đối với Hà Nội, Hải Phòng có thể chậm hơn nhưng nhất thiết mạng lưới cũng được hoàn thành trước cuối tháng 12 năm 1975.

Theo các quy định trên đây thì về mặt kinh phí, từ ngày 1 tháng 1 năm 1975 đến ngày 30-6-1975 đối với các tỉnh (và từ ngày 1 tháng 1 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1975 đối với Hà Nội, Hải Phòng), các đơn vị chủ quản vẫn tiếp tục tự mình quản lý số kinh phí theo định mức 24 đ bình quân đầu người/năm để thanh toán tiền thuốc chữa bệnh thông thường và cấp tính cho cán bộ, công nhân, viên chức thuộc quyền quản lý của mình.

Từ ngày 1 tháng 7 năm 1975 trở đi đối với các tỉnh (và từ 1-1-1976 đối với Hà Nội, Hải Phòng), bệnh nhân đến khám bệnh sẽ được cấp thuốc tại quầy bán thuốc thuộc quốc doanh dược phẩm đặt bên cạnh phòng khám bệnh theo đơn của y sĩ, bác sĩ phòng khám. Việc thanh toán đơn thuốc của bệnh nhân do phòng khám giải quyết với quầy hàng dược theo Thông tư liên bộ số 32-BYT-TT.

Về kinh phí thanh toán thuốc cấp cho bệnh nhân nói trên đây thì giải quyết như sau:

Cơ quan tài chính xét cấp kinh phí cho cơ quan y tế căn cứ vào số Cán bộ, công nhân, viên chức đăng ký có mặt cua các cơ quan hành chính sự nghiệp do địa phương quản lý và theo định mức kinh phí bình quân đầu người là 2đ/tháng (hoặc 1đ50/tháng đối với các cơ quan có y tế cơ quan). Cơ quan y tế căn cứ vào số cán bộ, công nhân, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mỗi phòng khám bệnh, phân phối số kinh phí tương ứng cho mỗi phòng khám.

Các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc các ngành trung ương quản lý đóng tại địa phương nào thì trích kinh phí theo dự toán được duyệt của cơ quan mình chuyển cho cơ quan tài chính ở địa phương ấy để chuyển cho cơ quan y tế như đã nói ở trên.

Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc địa phương quản lý cũng như thuộc các ngành Trung ương quản lý thì đăng ký với cơ quan tài chính và y tế địa phương số cán bộ, công nhân, viên chức và trích kịnh phí theo định mức bình quân đầu người (2đ/tháng hoặc 1,50đ/tháng) chuyền cho cơ quan tài chính ở địa phương để cơ quan này chuyển cho cơ quan y tế phân phối cho phòng khám sơ quan, khoản chi này hạch toán vào giá thành.

Cuối mỗi quý và cuối năm, cơ quan y tế quyết toán với cơ quan tài chính ở địa phương số kinh phí chi vào việc thanh toán tiền thuốc cấp tại phòng khám bệnh cho cán bộ, công nhân, viên chức để chữa bệnh thông thường và cấp tính.

 

II- KINH PHÍ THANHTOÁN TIỀN THUỐC CHỮA
CÁC BỆNH XÃ HỘI VÀ MÃN TÍNH

 

1- Kinh phí chi tiêu cho việc khám và chữa bệnh xã hội, mãn tính đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước tạm thời tính theo định mức bình quân là 1đ/tháng cho mỗi người trong lúc ngành y tế chưa tổ chức được việc khám và cấp phát thuốc tại chỗ để chữa bệnh xã hội, mãn tính tại phòng khám bệnh viện.

2- Chậm nhát là từ ngày 1 tháng 7 năm 1975 trở đi, phải thực hiện việc cấp thuốc tại phòng khám bệnh viện thuộc ngành y tế ở địa phơng cho các bệnh nhân là cán bộ, công nhân, viên chức mắc các bệnh xã hội, mãn tính. Các Sở Y tế cần tích cực xúc tiền ổn định tổ chức đẻ có thể thực hiện được việc khám và cấp thuôchính sách nói trên.

3- Từ ngày 1 tháng 1 năm 1975 đến lúc tổ chức được việc khám và cấp thuốc tại phòng khám bệnh viện (chậm nhất 1-7-1975), các cơ quan hành chính sự nghiệp dự trù trong dự toán của mình kinh phí theo định mức bình quân một người là 1đ/tháng để thanh toán tiền thuốc chữa bệnh xã hội, mãn tính cho cán bộ, công nhân, viên chức thuộc quyền. Các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng được sử dụng kinh phí trong phạm vi định mức bình quân trên để chi, thanh toán thuốc chữa bệnh xã hội, mãn tính, số chi này hạch toán vào giá thành.

4- Khi các phòng khám bệnh viện tổ chức được việc cấp thuốc tại chỗ thì kinh phí thanh toán tiền thuốc chữa bệnh trên giải quyết như sau:

- Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc quyền quản lý của địa phương cũng như các đơn vị sản xuất - kinh doanh thuộc quyền quản lý của các ngành ở trung ương lập danh sách cán bộ, công nhân, viên chức thuộc quyền đăng ký với Sở, Ty tài chính, Y tế địa phương và trích chuyển cho Sở, Ty Tài chính số kinh phí theo định mức bình quân đầu người/ năm áp dụng ở địa phương để cơ quan tài chính chuyền cho Sở, Ty Y tế.

- Sở Ty tài chính căn cứ vào số cán bộ, công nhân, viên chức thuộc khu vực hành chính sự nghiệp thuộc quyền quản lý của địa phương và số cán bộ, công nhân, viên chức các ngành hành chính sự nghiệp thuộc quyền quản lý của trung ương và có đăng ký với địa phương, chuyển cho Sở, Ty y tế số kinh phí theo định mức bình quân đầu người/ năm áp dụng ở địa phương.

- Sở, Ty y tế căn cứ vào chỉ tiêu giường bệnh ngoại trú mà liên Bộ Y tế - Tài chính phân bổ cho địa phương, phân bổ lại cho các bệnh viện trực thuộc và cấp cho các bệnh viện đó số kinh phí tương ứng để thanh toán tiền thuốc và tiền bồi dưỡng chữa bệnh xã hội, mãn tính cho các bệnh nhân thuộc diện mình phải quản lý.

Cuối mỗi năm, Sở, Ty y tế quyết toán với Sở, Ty tài chính.

Phần chi về chữa bệnh xã hội, mãn tính cho cán bộ, công nhân, viên chức cơ quan hành chính sự nghiệp của Trung ương đóng tại địa phương, ngân sách Trung ương sẽ cấp trả lại ngân sách địa phương hàng năm.

Đối với xí nghiệp, công, nông, lâm trường, trường học đã có bệnh xá, bệnh viện mà ở quá xa bệnh viện địa phương thì việc chữa bệnh xã hội, mãn tính dođơn vị tự giải quyết lấy trong phạm vi số kinh phí được cấp theodự toán và chỉ chỉ gửi bệnh nhân đến tuyến trên khi vượt khả năng chẩn đoán của mình để nhờ tuyến trên chẩn đoán và cho hướng điều trị, trường hợp bệnh nặng có thể giới thiệu vào điều trị nôị trú.

 

III- VIỆC KHÁM VÀ CHỮA BỆNH CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC ĐANG ĐI CÔNG TÁC BỊ ỐM

 

Cán bộ, công nhân, viên chức trên đường đi công tác xa đơn vị mình mà bị ốm đau thì đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa bệnh. Có sở y tế khám và cấp phát thuốc bệnh nhân không phải thanh toán tiền thuốc. Nếu ốm nặng được giới thiệu đến bệnh viện thuận tiện nhất để nội trú. Cơ sở y tế lập chứng từ riêng xác nhận việc cấp thuốc này, để Sở, Ty y tế tổng hợp quyết toán với Sở, ty tài chính hàng năm.

 

IV- VỀ CÁC CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC THUỘC DIỆN KHÁM VÀ CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN VIỆT - XÔ

 

Từ ngày 1 tháng 1 năm 1975 các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc các ngành trung ương quản lý đóng tại Hà Nội dự trù kinh phí theo mức bình quân đầu người là 6đ/năm để chi về thuốc thông thường cấp tại cơ sở y tế cơ quan cho các cán bộ thuộc diện khám và chữa bệnh tại bệnh viện Việt - Xô, còn số kinh phí 18đ/người/năm (trong phạm vi đinh mức y dược phí 24đ/người/năm) thì do Bộ Y tế trực tiếp cấp phát cho bệnh viện để chi về thuốc cấp ở phòng khám cho những đối tượng nói trên.

Về các cán bộ thuộc quyền 23 của địa phương có tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn những người thuộc diện khám và chữa bệnh ở bệnh viện Việt - Xô thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1975 được khám và chữa bệnh ngay tại cơ sở y tế địa phương có thể giới thiệu đến bệnh viện Việt - Xô để khám, chẩn đoán bệnh và cho hướng điều trị về địa phương chữa hoặc có thể xét đưa vào điều trị nội trú tại bệnh viện Việt Xô.

Các cán bộ thuộc cơ quan trung ương về hưu, mất sức lao động về cư trú tại Hà Nội trước đây vẫn khám và chữa bệnh tại bệnh viện Việt - Xô nay vẫn tiếp tục được khám và khám ở bệnh viện Việt - Xô như cũ, những người về hưu, mất sức về cư trú tại các địa phương khác thì cư trú ở đâu được khám và chữa bệnh tại nơi đó. Trường hợp cần thiết, cơ quan y tế địa phương có thể giới thiệu về bệnh viện Việt - Xô để khám chẩn đoán bệnh và cho hướng điều trị về địa phương điều trị hoặc đưa vào điều trị nội trú.

 

V- VỀ VIỆC BỘ Y TẾ THỐNG NHÁT QUẢN LÝ
CÁC CƠ SỞ Y TẾ

 

Để thi hành nghiêm chỉnh Quyết định số 91-TTg ngày 25-4-1974 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 15-CP ngày 14-1-1975 của Hội đồng Chính phủ các ngành có những cơ sở y tế riêng, cần xúc tiến mọi việc chuẩn bị để có thể bàn giao cơ sở cho Bộ Y tế, Bộ Y tế sẽ thống nhất quản lý tất cả các cơ sở y tế từ trước đến nay vẫn do các ngành quản lý (trừ cơ sở y tế thuộc các ngành công an và ngành đường sắt thì vẫn tiếp tục để 2 ngành đó quản lý theo chế độ hiện hành).

Quyết định số 91-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu nhiều vấn đề mới về quản lý công tác khám và chữa bệnh cho cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, trong quá trình thực hiện các địa phương, các ngành gặp khó khăn, mắc mứu gì, đề nghị phản ánh kịp thời để liên bộ góp ý kiến giải quyết, đưa công tác quản lý khám và chữa bệnh đi vào nề nếp mới.