• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày ban hành: 06/11/1998
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2000

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 171 QĐ/CTN NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 1999
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

HIẾN CHƯƠNG, CÔNG ƯỚC CỦA ITU

 

CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

- Căn cứ vào khoản 10 Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

- Căn cứ vào Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 1998;

- Xét đề nghị của Chính phủ tại Công văn số 1168/CP-QHQT ngày 04 tháng 11 năm 1999;

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1- Phê chuẩn những sửa đổi, bổ sung Hiến chương, Công ước của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).

 

Điều 2- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm làm thủ tục đối ngoại về việc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn những sửa đổi, bổ sung Hiến chương, Công ước của ITU và thông báo cho các cơ quan hữu quan ngày có hiệu lực của việc phê chuẩn những sửa đổi, bổ sung Hiến chương, Công ước nói trên.

 

Điều 3- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


SỬA ĐỔI HIẾN CHƯƠNG
CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

 

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU

 

Trên cơ sở tuân thủ và thực hiện các điều khoản thích hợp của Hiến chương Geneve 1992 của liên minh viễn thông Quốc tế, đã được sửa đổi tại Hội nghị Toàn quyền Kyoto 1994, đặc biệt là các quy định tại Điều 55 dưới đây, Hội nghị Toàn quyền của Liên minh Viễn thông Quốc tế (Minneapolis, 1998) đã thông qua các sửa đổi, bổ sung sau đây vào Hiến chương nói trên:

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

1

 

 

Trong khi công nhận hoàn toàn quyền chủ quyền của mỗi Quốc gia trong việc ban hành quy chế viễn thông của mình và nhìn nhận tầm quan trọng ngày một to lớn của viễn thông trong công cuộc giữ gìn hoà bình, phát triển kinh tế và xã hội của tất cả các Quốc gia, các Quốc gia tham gia vào Hiến chương này, là văn kiện cơ bản nhất của Liên minh Viễn thông Quốc tế, và Công ước của Liên minh Viễn thông Quốc tế, là văn kiện bổ sung cho Hiến chương (sau đây gọi là "Công ước"), với mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho các mối quan hệ hoà bình và hợp tác quốc tế giữa các dân tộc và sự phát triển kinh tế, xã hội bằng các dịch vụ viễn thông có hiệu quả, đã thoả thuận như sau:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN

 

ĐIỀU 1
MỤC TIÊU CỦA LIÊN MINH

 

2

 

1

 

Liên minh có mục tiêu

3

 

A)

Giữ vững và mở rộng việc hợp tác quốc tế giữa tất cả các Quốc gia Thành viên nhằm cải tiến và sử dụng hợp lý các loại hình viễn thông;

3A

Abis)

Thúc đẩy và tăng cường sự tham gia của các cơ quan và các tổ chức vào các hoạt động của Liên minh và khuyến khích sự hợp tác và quan hệ đối tác có hiệu quả giữa các cơ quan, các tổ chức này và các Quốc gia Thành viên nhằm đạt được toàn bộ các mục tiêu chung nêu trong phần mục tiêu của Liên minh;

4

 

B)

Thúc đẩy và trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực viễn thông và thúc đẩy việc huy động các nguồn lực vật chất, nhân lực và tài chính cần thiết cho việc thực hiện công việc đó, cũng như việc truy nhập thông tin;

5

 

C)

Thúc đẩy sự phát triển các phương tiện kỹ thuật và khai thác các phương tiện đó một cách có hiệu quả nhất, nhằm tăng hiệu suất của các dịch vụ viễn thông, nâng cao lợi ích của các dịch vụ đó và đảm bảo cho các dịch vụ đó luôn sẵn có, đến mức cao nhất có thể, để phục vụ nhu cầu sử dụng của đông đảo công chúng;

6

 

D)

Cố gắng mở rộng việc phát huy những lợi thế của công nghệ mới về viễn thông đến tất cả mọi người trên thế giới;

7

 

E)

Thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ viễn thông nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho những quan hệ hoà bình;

8

 

F)

Điều hoà những hoạt động của các Quốc gia Thành viên và thúc đẩy sự hợp tác và quan hệ đối tác có hiệu quả và mang tính xây dựng giữa các Quốc gia Thành viên và Thành viên lĩnh vực nhằm đạt được những mục đích trên;

9

 

G)

Khuyến khích, trên phạm vi quốc tế, việc chấp nhận một sự tiếp cận rộng rãi hơn những vấn đề viễn thông trong nền kinh tế và xã hội thông tin toàn cầu, bằng cách hợp tác với những tổ chức liên Chính phủ khu vực và quốc tế khác cũng như với các tổ chức phi Chính phủ liên quan đến viễn thông.

10

2

 

Vì mục đích ấy, Liên minh sẽ đặc biệt chú ý đến việc:

11

A)

Thực hiện việc phân bổ các băng tần của phổ tần số vô tuyến điện, phân bổ các tần số vô tuyến điện và đăng ký ấn định tần số và, đối với các dịch vụ vũ trụ, xác định mọi vị trí quỹ đạo liên quan đến quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh hoặc mọi vấn đề liên quan đến vệ tinh ở các quỹ đạo khác, nhằm tránh nhiễu gây tổn hại giữa các trạm thông tin vô tuyến của các nước khác nhau;

12

B)

Phối hợp mọi nỗ lực để loại trừ nhiễu gây tổn hại giữa các trạm thông tin vô tuyến của các nước khác nhau và cải tiến việc sử dụng phổ tần số vô tuyến điện dùng cho các dịch vụ thông tin vô tuyến cũng như việc sử dụng quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh và các quỹ đạo vệ tinh khác.

13

C)

Tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiêu chuẩn hoá viễn thông trên toàn thế giới với một chất lượng dịch vụ thoả đáng;

14

D)

Thúc đẩy việc hợp tác và đoàn kết quốc tế trong việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển, cũng như việc thiết lập, phát triển và hoàn thiện các thiết bị và mạng viễn thông tại những nước đang phát triển bằng tất cả những phương tiện có được, kể cả thông qua việc tham gia vào các chương trình phù hợp của Liên hợp quốc và việc sử dụng nguồn vốn riêng của Liên minh một cách hợp lý;

15

E)

Phối hợp mọi nỗ lực để điều hoà việc phát triển những phương tiện viễn thông, nhất là những phương tiện sử dụng kỹ thuật không gian, nhằm khai thác một cách tốt nhất những khả năng do kỹ thuật đó cung cấp;

16

F)

Khuyến khích việc hợp tác giữa các Quốc gia Thành viên và Thành viên lĩnh vực nhằm thiết lập các bảng cước phí với các mức thấp nhất có thể được đối với một dịch vụ có chất lượng hiệu quả, có tính đến sự cần thiết phải duy trì các cơ quan quản lý viễn thông độc lập và lành mạnh về mặt tài chính;

17

G)

Thúc đẩy việc chấp nhận những biện pháp cho phép bảo đảm an toàn nhân mạng qua việc hợp tác của các dịch vụ viễn thông;

18

H)

Tiến hành nghiên cứu, soạn thảo quy chế, thông qua các nghị quyết, đưa ra các khuyến nghị và ý kiến, thu thập và công bố các thông tin liên quan đến viễn thông;

19

I)

Xúc tiến, cùng với các tổ chức tài chính và phát triển quốc tế, việc thiết lập những dòng tín dụng ưu đãi và thuận lợi dành cho việc phát triển của các dự án xã hội nhằm, ngoài các mục tiêu khác, mở rộng các dịch vụ viễn thông tới những vùng hẻo lánh nhất trong các nước;

19A

J)

Thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan liên quan vào các hoạt động của Liên minh và hợp tác với những tổ chức khu vực và những tổ chức khác nhằm đạt được các mục tiêu của Liên minh.

 

 

ĐIỀU 2
THÀNH PHẦN CỦA LIÊN MINH

 

20

 

Liên minh viễn thông quốc tế là một tổ chức liên chính phủ trong đó các Quốc gia Thành viên là Thành viên lĩnh vực, với quyền và nghĩa vụ được xác định rõ, hợp tác nhằm đạt được các mục tiêu của Liên minh. Liên minh, có tính đến nguyên tắc tính phổ biến và nguyện vọng tham gia rộng rãi vào Liên minh, sẽ bao gồm:

21

A)

Mọi Quốc gia là Quốc gia Thành viên của Liên minh Viễn thông Quốc tế với tư cách là Bên tham gia của bất kỳ Công ước Viễn thông Quốc tế nào trước khi Hiến chương và Công ước này có hiệu lực;

22

B)

Mọi Quốc gia khác, là Thành viên của Liên hợp quốc, gia nhập Hiến chương này và Công ước theo Điều 53 của Hiến chương này;

23

C)

Mọi Quốc gia khác, không phải là Thành viên của Liên hợp quốc, xin làm Thành viên của Liên minh và, sau khi được hai phần ba số Quốc gia Thành viên của Liên minh chấp nhận, gia nhập Hiến chương và Công ước theo Điều 53 của Hiến chương này. Nếu đơn xin làm Quốc gia Thành viên được trình vào thời kỳ giữa hai hội nghị toàn quyền, Tổng thư ký sẽ tham khảo ý kiến của các Quốc gia Thành viên của Liên minh; một Quốc gia Thành viên xem như không có ý kiến gì nếu không trả lời sau một thời hạn bốn tháng tính từ ngày được hỏi ý kiến.

 

 

ĐIỀU 3
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN

VÀ THÀNH VIÊN LĨNH VỰC

 

24

1

 

Các Quốc gia Thành viên và các Thành viên Lĩnh vực được hưởng các quyền và phải tuân thủ các nghĩa vụ quy định trong Hiến chương này và Công ước.

25

2

 

Các quyền của các Quốc gia Thành viên trong việc tham gia các hội nghị, cuộc họp và các cuộc tham khảo ý kiến của Liên minh, bao gồm:

26

A)

Mọi Quốc gia Thành viên có quyền tham gia các hội nghị, được quyền ứng cử vào Hội đồng và có quyền giới thiệu những ứng cử viên để tuyển chọn quan chức của Liên minh hoặc những thành viên của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến;

27

B)

Theo quy định tại các Điểm 169 và 210 của Hiến chương này, mỗi Quốc gia Thành viên được một phiếu khi biểu quyết tại tất cả các hội nghị toàn quyền, các hội nghị thế giới và tất cả các khoá họp của các Lĩnh vực và các cuộc họp của các nhóm nghiên cứu và, nếu là Quốc gia Thành viên của Hội đồng thì họ có quyền tham dự tất cả các kỳ họp của Hội đồng. Tại những hội nghị khu vực, chỉ những Quốc gia Thành viên của khu vực có liên quan mới có quyền biểu quyết.

28

C)

Theo quy định tại các Điểm 169 và 210 của Hiến chương này, mỗi Quốc gia Thành viên cũng có một phiếu trong tất cả các cuộc tham khảo ý kiến bằng thư. Trong trường hợp các cuộc tham khảo liên quan đến các hội nghị khu vực, chỉ những Quốc gia Thành viên của khu vực có liên quan mới có quyền biểu quyết.

28A

3

 

Đối với việc tham gia vào các hoạt động của Liên minh, các Thành viên Lĩnh vực có quyền tham gia đầy đủ vào những hoạt động của lĩnh vực mà họ là thành viên, phù hợp với những quy định liên quan của Hiến chương này và Công ước.

28B

A)

Họ có thể giới thiệu Chủ tịch và Phó Chủ tịch của các khoá họp và cuộc họp của Lĩnh vực và các hội nghị phát triển viễn thông thế giới.

28C

B)

Phù hợp với các quy định liên quan của Công ước và các quyết định liên quan được thông qua tại Hội nghị Toàn quyền, họ có quyền tham gia vào việc thông qua các vấn đề và Khuyến nghị và các quyết định liên quan đến phương pháp làm việc và các thủ tục của Lĩnh vực đó.

 

 

ĐIỀU 4
VĂN KIỆN CỦA LIÊN MINH

 

29

1

 

Những văn kiện của Liên minh là:

- Hiến chương của Liên minh Viễn thông quốc tế

- Công ước của Liên minh Viễn thông quốc tế

- Các Thể lệ hành chính.

30

2

 

Hiến chương này, với những điều khoản của nó được Công ước bổ sung, là văn kiện cơ bản của Liên minh.

31

3

 

Những điều khoản của Hiến chương này và của Công ước được các quy định dưới đây của Thể lệ hành chính bổ sung thêm; các văn bản này quy định việc sử dụng viễn thông và có giá trị ràng buộc đối với tất cả các Quốc gia Thành viên:

- Thể lệ Viễn thông Quốc tế

- Thể lệ Thông tin vô tuyến

32

4

 

Trường hợp có sự thiếu nhất quán giữa một quy định của Hiến chương này và một quy định của Công ước hay của Thệ lệ Hành chính, Hiến chương có giá trị hơn. Trường hợp có sự thiếu nhất quán giữa một quy định của Công ước và một quy định của Thệ lệ Hành chính thì Công ước có giá trị hơn.

 

ĐIỀU 5
ĐỊNH NGHĨA

 

33

 

Trừ khi ngữ cảnh có yêu cầu khác:

34

A)

Những thuật ngữ được sử dụng trong Hiến chương này và được định nghĩa trong Phụ lục của Hiến chương, là một bộ phận cấu thành của Hiến chương, có nghĩa như được định nghĩa trong Phần Phụ lục đó;

35

B)

Những thuật ngữ - ngoài những thuật ngữ được định nghĩa trong Phụ lục của Hiến chương này - được sử dụng trong Công ước và được định nghĩa trong Phụ lục của Công ước đó, là một bộ phận cấu thành của Công ước, có nghĩa như được định nghĩa trong Phụ lục đó;

36

C)

Những thuật ngữ khác được định nghĩa trong các Thệ lệ Hành chính có nghĩa như được định nghĩa trong các Thể lệ đó.

 

 

ĐIỀU 6
THỰC HIỆN CÁC VĂN KIỆN CỦA LIÊN MINH

 

37

1

 

Các Quốc gia Thành viên phải tuân theo những quy định của Hiến chương này, của Công ước và các Thệ lệ Hành chính tại tất cả những cơ quan và trạm viễn thông do họ thiết lập hay khai thác có tham gia vào các dịch vụ quốc tế hay có khả năng gây nhiễu tổn hại đến các dịch vụ thông tin vô tuyến của các nước khác, trừ những dịch vụ không bị ràng buộc đối với các nghĩa vụ trên theo những quy định của Điều 48 của Hiến chương này.

38

2

 

Các Quốc gia Thành viên phải tiến hành những biện pháp cần thiết để áp đặt việc tuân thủ những quy định của Hiến chương này, của Công ước và các Thệ lệ Hành chính đối với những tổ chức khai thác được họ cho phép thiết lập và khai thác viễn thông có tham gia vào các dịch vụ quốc tế hay có khả năng gây nhiễu tổn hại đến các dịch vụ thông tin vô tuyến của các nước khác.

 

ĐIỀU 7
CẤU TRÚC CỦA LIÊN MINH

 

39

 

Liên minh bao gồm:

40

A)

Hội nghị Toàn quyền, là cơ quan tối cao của Liên minh;

41

B)

Hội đồng, hoạt động thay mặt Hội nghị Toàn quyền;

42

C)

Các hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế;

43

D)

Lĩnh vực Thông tin vô tuyến, kể cả các hội nghị thông tin vô tuyến thế giới và khu vực, các khoá họp thông tin vô tuyến và Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến;

44

E)

Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá viễn thông, kể cả các khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới;

45

F)

Lĩnh vực Phát triển viễn thông, kể các hội nghị phát triển viễn thông thế giới và khu vực;

46

G)

Văn phòng Liên minh.

 

ĐIỀU 8
HỘI NGHỊ TOÀN QUYỀN

 

47

1

 

Hội nghị Toàn quyền bao gồm các đoàn đại biểu đại diện cho các Quốc gia Thành viên. Đại hội được triệu tập bốn năm một lần.

48

2

 

Trên cơ sở các đề xuất của các Quốc gia Thành viên và xem xét các báo cáo của Hội đồng, Hội nghị Toàn quyền sẽ:

49

A)

Quyết định những chính sách chung nhằm đạt được các mục tiêu của Liên minh quy định tại Điều 1 của Hiến chương này;

50

B)

Xem xét các báo cáo của Hội đồng về hoạt động của Liên minh từ Hội nghị Toàn quyền lần trước cũng như về chính sách và kế hoạch chiến lược của Liên minh;

51

C)

Đặt cơ sở cho ngân sách của Liên minh và xác định, dựa theo các quyết định dựa trên các báo cáo nêu ở Điểm 50 trên đây, các hạn mức tài chính phù hợp cho đến Hội nghị Toàn quyền lần tới, sau khi xem xét tất cả các khía cạnh liên quan trong hoạt động của Liên minh suốt thời kỳ đó;

51A

D)

Theo các thủ tục được nêu tại Điểm 161D đến 161I của Hiến chương này, xác định tổng số đơn vị đóng góp cho giai đoạn đến hội nghị toàn quyền lần tới trên cơ sở các hạng đóng góp do các Quốc gia Thành viên thông báo;

52

D)

Quy định những hướng dẫn chung về nhân sự của Liên minh và nếu cần thiết, ấn định mức lương cơ bản, thang lương, chế độ phụ cấp và trợ cấp cho tất cả viên chức của Liên minh;

53

E)

Kiểm tra những khoản thu chi của Liên minh và thông qua, nếu thích hợp;

54

F)

Bầu các Quốc gia Thành viên vào Hội đồng;

55

G)

Bầu Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký và Cục trưởng các Cục quản lý của các Lĩnh vực với tư cách là quan chức được bầu của Liên minh;

56

H)

Bầu các thành viên của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến;

57

I)

Xem xét và thông qua, nếu thích hợp, những đề nghị sửa đổi Hiến chương này và Công ước do các Quốc gia Thành viên đưa ra, phù hợp với các quy định tại Điều 55 của Hiến chương này và với những điều khoản liên quan của Công ước;

58

J)

Ký kết hoặc sửa đổi, nếu cần thiết, những Hiệp định giữa Liên minh và những tổ chức quốc tế khác, xem xét mọi hiệp định tạm thời do Hội đồng đại diện cho Liên minh ký kết với những tổ chức nói trên và tiến hành các biện pháp mà Hội nghị cho là thích hợp;

58A

Jbis)

 

Thông qua và sửa đổi Quy định Thủ tục của các hội nghị và các

Cuộc họp của Liên minh;

59

K

 

Xử lý các vấn đề viễn thông khác nếu xét thấy cần thiết.

59A

3

 

Trường hợp thật đặc biệt, trong thời gian giữa hai Hội nghị Toàn quyền thường kỳ, một Hội nghị Toàn quyền bổ sung có thể sẽ được triệu tập kèm theo một chương trình nghị sự thu hẹp để giải quyết các vấn đề cụ thể:

59B

A)

Theo quyết định của Hội nghị Toàn quyền thường kỳ lần trước;

59C

B)

Nếu 2/3 số Quốc gia Thành viên gửi riêng lẻ các đề nghị như vậy đến Tổng thư ký;

59D

C)

Theo đề xuất của Hội đồng và được ít nhất 2/3 số Quốc gia Thành viên ủng hộ.

 

ĐIỀU 9
CÁC NGUYÊN TẮC VỀ BẦU CỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

 

60

1

 

Hội nghị Toàn quyền, tại các cuộc bầu cử nêu ở Điểm 54 và 56 của Hiến chương này, phải đảm bảo rằng:

61

A)

Những Thành viên của Hội đồng được bầu trên cơ sở xem xét sự cần thiết của việc phân bố công bằng các ghế của Hội đồng giữa tất cả các vùng trên thế giới;

62

B)

Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký, các Cục trưởng các Cục quản lý và các thành viên của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến phải là những người được bầu từ những ứng cử viên do các Quốc gia Thành viên giới thiệu với tư cách là người mang quốc tịch của Quốc gia Thành viên đó sao cho các ứng cử viên này phải là những người có quốc tịch từ các Quốc gia Thành viên khác nhau và khi bầu cử phải tính đến sự phân bổ công bằng theo địa lý giữa các vùng trên thế giới; hơn nữa, đối với những quan chức được bầu, phải tính đến những nguyên tắc được ghi nhận tại Điểm 154 của Hiến chương này;

63

C)

Những thành viên của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến phải được bầu trên cơ sở năng lực cá nhân; mỗi Quốc gia Thành viên chỉ có thể đề nghị một ứng cử viên.

64

2

 

Những thủ tục về bầu cử phải do Hội nghị Toàn quyền xây dựng. Những quy định về nhậm chức, trống chỗ và tái cử được ghi trong Công ước.

 

 

ĐIỀU 10
HỘI ĐỒNG

 

65

1

 

1) Hội đồng gồm những Quốc gia Thành viên do Hội nghị Toàn quyền bầu ra, theo quy định ghi ở Điểm 61 của Hiến chương này.

66

 

2) Mỗi Thành viên của Hội đồng chỉ định một người để đại diện cho mình tại Hội đồng, người đó có thể có một hay nhiều người trợ lý giúp việc.

67

2

 

Hội đồng sẽ thông qua Quy định Thủ tục của riêng mình.

68

3

 

Trong thời gian giữa hai Hội nghị Toàn quyền, Hội đồng, với tư cách là cơ quan chỉ đạo của Liên minh, hoạt động thay mặt Hội nghị Toàn quyền trong phạm vi quyền hành được Hội nghị Toàn quyền giao cho.

69

4

 

1) Hội đồng sẽ tiến hành tất cả những biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các Quốc gia Thành viên thi hành những quy định của Hiến chương này, của Công ước, các Thệ lệ Hành chính, các quyết định của Hội nghị Toàn quyền và, ở những nơi thích hợp, các quyết định của các hội nghị và cuộc họp của Liên minh, và thực hiện tất cả những nhiệm vụ khác do Hội nghị Toàn quyền giao cho.

70

 

2) Hội đồng phải xem xét những vấn đề lớn về chính sách viễn thông theo đúng những hướng dẫn của Hội nghị Toàn quyền để đảm bảo rằng những chính sách và chiến lược của Liên minh đáp ứng hoàn toàn với môi trường viễn thông thay đổi không ngừng và phải chuẩn bị bản báo cáo về chính sách và kế hoạch chiến lược khuyến nghị cho Liên minh, cùng với các vấn đề tài chính liên quan. Vì mục đích đó, Hội đồng sẽ sử dụng các tài liệu do Tổng thư ký chuẩn bị như được nêu trong Điểm 74A dưới đây.

71

 

3) Hội đồng phải bảo đảm một sự phối hợp có hiệu quả các hoạt động của Liên minh và thực hiện một sự kiểm soát có hiệu quả về tài chính đối với Văn phòng Liên minh và ba Lĩnh vực.

72

 

4) Hội đồng, theo mục đích của Liên minh, phải đóng góp vào sự phát triển viễn thông tại các nước đang phát triển bằng tất cả những phương tiện, kể cả bằng việc tham gia của Liên minh vào những chương trình thích hợp của Liên hợp quốc.

 

ĐIỀU 11
VĂN PHÒNG LIÊN MINH

 

73

1

 

1) Văn phòng Liên minh đặt dưới quyền điều hành của một Tổng thư ký, có một Phó Tổng thư ký giúp việc.

73A

 

2) Các chức năng của Tổng thư ký được quy định cụ thể trong Công ước. Ngoài ra, Tổng thư ký có trách nhiệm:

74

A)

Điều phối các hoạt động của Liên minh, với sự trợ giúp của Uỷ ban Điều phối;

74A

B)

Chuẩn bị, với sự trợ giúp của Uỷ ban Điều phối, các tài liệu được yêu cầu để soạn thảo báo cáo về các chính sách và kế hoạch chiến lược của Liên minh, và điều phối việc triển khai kế hoạch này;

75

C)

Tiến hành mọi biện pháp cần thiết bảo đảm cho việc sử dụng có hiệu quả kinh tế các nguồn lực của Liên minh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng về toàn bộ các mặt hành chính và tài chính trong hoạt động của Liên minh.

76

D)

Hành động với tư cách đại diện hợp pháp của Liên minh.

76A

3)

Tổng thư ký có thể nhận lưu chiểu các thoả thuận đặc biệt được xây dựng theo Điều 42 của Hiến chương này.

77

2

 

Phó Tổng thư ký chịu trách nhiệm trước Tổng thư ký, giúp Tổng thư ký trong việc thực hiện chức năng của mình và đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể mà Tổng thư ký giao cho. Phó Tổng thư ký sẽ đảm nhận những chức năng của Tổng thư ký khi Tổng thư ký vắng mặt.

 

CHƯƠNG II
LĨNH VỰC THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

ĐIỀU 12
CHỨC NĂNG VÀ CẤU TRÚC

 

78

1

 

1) Những chức năng của Lĩnh vực Thông tin vô tuyến là, trên cơ sở tính đến những mối quan tâm đặc thù của các nước đang phát triển, thực hiện các mục tiêu của Liên minh liên quan đến thông tin vô tuyến như đã ghi tại Điều 1 của Hiến chương này;

 

 

- Qua việc bảo đảm sử dụng hợp lý, công bằng, có hiệu quả và tiết kiệm phổ tần số vô tuyến điện dùng cho tất cả những dịch vụ thông tin vô tuyến, kể cả những dịch vụ sử dụng quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh hoặc các quỹ đạo vệ tinh khác theo các quy định ghi tại Điều 44 của Hiến chương, và

- Qua việc tiến hành những nghiên cứu không hạn chế về dải tần và thông qua những khuyến nghị về thông tin vô tuyến.

79

 

2) Những trách nhiệm cụ thể của Lĩnh vực Thông tin vô tuyến là lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông phải được xem xét lại thường xuyên, có sự hợp tác chặt chẽ, đối với những vấn đề chung liên quan đến cả hai lĩnh vực, theo những quy định liên quan của Công ước. Việc phối hợp chặt chẽ phải được bảo đảm giữa Lĩnh vực Thông tin vô tuyến, Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông và lĩnh vực Phát triển Viễn thông.

80

2

 

Lĩnh vực Thông tin vô tuyến hoạt động thông qua:

81

A)

Các hội nghị thông tin vô tuyến thế giới và khu vực;

82

B)

Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến;

83

C)

Các khoá họp thông tin vô tuyến;

84

D)

Các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến;

84A

D-bis)

Nhóm tư vấn thông tin vô tuyến;

85

E)

Cục Thông tin vô tuyến, đứng đầu là Cục trưởng được bầu.

86

3

 

Lĩnh vực Thông tin vô tuyến có thành viên là:

87

A)

Theo thẩm quyền, các cơ quan Chính phủ của tất cả các Quốc gia Thành viên;

88

B)

Mọi cơ quan hay tổ chức đã trở thành Thành viên Lĩnh vực theo các quy định liên quan của Công ước.

 

ĐIỀU 13
HỘI NGHỊ THÔNG TIN VÔ TUYẾN VÀ KHOÁ HỌP

THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

89

1

 

Một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới có thể tiến hành sửa đổi từng phần hay, trong trường hợp đặc biệt, sửa đổi toàn bộ Thể lệ Thông tin vô tuyến và giải quyết mọi vấn đề có tính chất toàn cầu thuộc phạm vi thẩm quyền của hội nghị và có liên quan tới chương trình nghị sự; những nhiệm vụ khác của hội nghị này được ghi trong Công ước.

90

2

 

Các hội nghị thông tin vô tuyến thế giới thông thường được triệu tập hai đến ba năm một lần; tuy nhiên theo những quy định thích hợp của Công ước, một hội nghị như vậy có thể không được triệu tập hay một hội nghị bổ sung có thể được triệu tập.

91

3

 

Những khoá họp thông tin vô tuyến thông thường cũng được triệu tập hai đến ba năm một lần và có thể kết hợp về địa điểm và thời gian tổ chức với các hội nghị thông tin vô tuyến thế giới để tăng thêm hiệu quả và hiệu suất của Lĩnh vực Thông tin vô tuyến. Các khoá họp thông tin vô tuyến chuẩn bị những cơ sở kỹ thuật cần thiết cho công việc của các hội nghị thông tin vô tuyến thế giới và đáp ứng mọi yêu cầu của các hội nghị đó. Nhiệm vụ của các khoá họp này được ghi trong Công ước.

92

4

 

Các quyết định của một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới, của một khoá họp thông tin vô tuyến và của một hội nghị thông tin vô tuyến khu vực trong mọi trường hợp phải phù hợp với những quy định của Hiến chương này và của Công ước. Các quyết định của một khoá họp thông tin vô tuyến, hay của một hội nghị thông tin vô tuyến khu vực, trong mọi trường hợp, cũng phải tuân theo các Thể lệ Thông tin vô tuyến. Khi thông qua các nghị quyết và quyết định, các hội nghị trên phải tính đến những nguồn tài chính đã dự kiến và phải tránh thông qua những nghị quyết hay quyết định có thể dẫn đến việc vượt quá giới hạn về kinh phí đã được Hội nghị Toàn quyền quy định.

 

ĐIỀU 14
UỶ BAN THỂ LỆ THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

93

1

 

Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến gồm những thành viên được bầu, có trình độ sâu rộng trong lĩnh vực thông tin vô tuyến và có kinh nghiệm thực tế về phân định và sử dụng tần số. Mỗi thành viên phải am hiểu các điều kiện địa lý, kinh tế, nhân khẩu của mỗi vùng riêng biệt trên thế giới. Các thành viên thực hiện chức năng của mình đối với Liên minh một cách độc lập và trên cơ sở bán chuyên trách.

93A

2

 

Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến sẽ cơ cấu hoặc không quá 12 thành viên, hoặc số lượng thành viên tương ứng với 6% tổng số các Quốc gia Thành viên, tuỳ theo số lượng nào là cao hơn.

94

 

Những nhiệm vụ của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến bao gồm:

95

A)

Việc thông qua các Quy định Thủ tục, bao gồm cả các tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với Thể lệ Thông tin vô tuyến và các quyết định của những hội nghị thông tin vô tuyến có thẩm quyền. Các Quy định Thủ tục này được Cục trưởng và Cục quản lý sử dụng trong việc áp dụng Thể lệ Thông tin vô tuyến để đăng ký việc phân định tần số mà các Quốc gia Thành viên thực hiện. Những Quy định này phải được công khai để các cơ quan Chính phủ đóng góp ý kiến và trường hợp có sự bất đồng kéo dài, vấn đề sẽ được trình lên hội nghị thông tin vô tuyến thế giới lần sau;

96

B)

Việc xem xét các vấn đề khác mà không giải quyết được bằng việc áp dụng các Quy định Thủ tục nêu trên;

97

C)

Việc thực hiện bất cứ nhiệm vụ bổ sung nào, liên quan đến việc phân định và sử dụng tần số như đã nêu ở Điểm 78 của Hiến chương này, đúng theo những thủ tục do Thể lệ Thông tin vô tuyến quy định và do một hội nghị có thẩm quyền hay do Hội đồng đã quy định với sự tán thành của đa số Quốc gia Thành viên, nhằm chuẩn bị một hội nghị, hoặc để thực hiện những quyết định của một hội nghị như vậy.

98

3

 

1) Trong khi thực hiện các nhiệm vụ của Uỷ ban, các thành viên của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến không được đại diện cho một Quốc gia Thành viên cũng như cho một vùng nào mà phải là những người bảo vệ của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, mỗi thành viên của Uỷ ban sẽ kiềm chế không can thiệp vào các quyết định trực tiếp liên quan đến cơ quan Chính phủ của nước mình;

99

 

2) Không một thành viên nào của Uỷ ban được hỏi hoặc nhận chỉ dẫn liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của mình cho Liên minh, từ bất kỳ một Chính phủ nào hoặc thành viên nào của Chính phủ đó, hoặc từ bất kỳ một tổ chức hay một người thuộc một tổ chức Chính phủ hay tư nhân nào. Các thành viên của Uỷ ban phải kiềm chế không được có hành động can thiệp hoặc tham gia vào các quyết định có thể không phù hợp với vị trí của họ như đã quy định ở Điểm 98 trên đây;

100

 

3) Các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực phải tôn trọng đặc điểm có tính chất quốc tế riêng biệt trong nhiệm vụ của các thành viên Uỷ ban và không được tìm cách gây ảnh hưởng đến họ trong khi họ thực hiện chức năng của mình ở Uỷ ban.

101

 

4) Các phương pháp làm việc của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến được quy định trong Công ước.

 

ĐIỀU 15
CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ NHÓM TƯ VẤN

THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

102

 

Chức năng riêng của các nhóm nghiên cứu và nhóm tư vấn thông tin vô tuyến được quy định trong Công ước.

 

ĐIỀU 16
CỤC QUẢN LÝ THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

103

 

Chức năng của Cục trưởng Cục quản lý Thông tin vô tuyến được quy định trong Công ước.

 

CHƯƠNG III
LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN HOÁ VIỄN THÔNG

 

ĐIỀU 17
CHỨC NĂNG VÀ CẤU TRÚC

 

104

1

 

1) Chức năng của Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông là, trên cơ sở tính đến những mối quan tâm đặc thù của các nước đang phát triển, đạt được các mục tiêu của Liên minh liên quan đến tiêu chuẩn hoá viễn thông, như được quy định ở Điều 1 của Hiến chương này, bằng cách tiến hành nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật, khai thác và cước phí và thông qua các khuyến nghị về các vấn đề đó nhằm tiêu chuẩn hoá viễn thông trên quy mô thế giới.

105

 

2) Những trách nhiệm cụ thể của Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông và Lĩnh vực Thông tin vô tuyến phải được xem xét lại thường xuyên, có sự hợp tác chặt chẽ về những vấn đề chung liên quan đến hai lĩnh vực, theo đúng những quy định liên quan của Công ước. Việc phối hợp chặt chẽ phải được bảo đảm giữa Lĩnh vực Thông tin vô tuyến, Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông và Lĩnh vực Phát triển Viễn thông.

106

2

 

Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông hoạt động thông qua:

107

A)

Các khoá họp Tiêu chuẩn hoá Viễn thông thế giới;

108

B)

Các nhóm nghiên cứu về tiêu chuẩn hoá Viễn thông;

108A

B-bis)

Nhóm tư vấn Tiêu chuẩn hoá Viễn thông;

109

C)

Cục quản lý Tiêu chuẩn hoá Viễn thông, đứng đầu là Cục trưởng được bầu.

110

3

 

Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông bao gồm các thành viên là:

111

A)

Theo thẩm quyền, các cơ quan Chính phủ của tất cả các Quốc gia Thành viên;

112

B)

Mọi cơ quan hay tổ chức khi trở thành Thành viên Lĩnh vực theo quy định liên quan của Công ước.

 

ĐIỀU 18
CÁC KHOÁ HỌP TIÊU CHUẨN HOÁ VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

 

113

1

 

Nhiệm vụ của các khoá họp Tiêu chuẩn hoá Viễn thông thế giới được ghi trong Công ước.

114

2

 

Các khoá họp Tiêu chuẩn hoá Viễn thông thế giới được triệu tập bốn năm một lần; tuy nhiên một khoá họp bổ sung có thể được tổ chức theo những quy định phù hợp của Công ước.

115

3

 

Các quyết định của khoá họp Tiêu chuẩn hoá Viễn thông thế giới trong mọi trường hợp phải phù hợp với Hiến chương này, với Công ước và Thể lệ Hành chính. Khi thông qua các nghị quyết và quyết định, các khoá họp phải tính đến những hậu quả về tài chính có thể thấy trước và phải tránh thông qua những nghị quyết hay quyết định có thể dẫn đến việc vượt quá giới hạn tài chính đã được Hội nghị Toàn quyền quy định.

 

ĐIỀU 19
CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ NHÓM TƯ VẤN

TIÊU CHUẨN HOÁ VIỄN THÔNG

 

116

 

Các nhiệm vụ riêng của các nhóm nghiên cứu và nhóm tư vấn Tiêu chuẩn hoá Viễn thông được quy định trong Công ước.

 

ĐIỀU 20
CỤC QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN HOÁ VIỄN THÔNG

 

117

 

Những chức năng của Cục trưởng Cục quản lý Tiêu chuẩn hoá Viễn thông được quy định trong Công ước.

 

CHƯƠNG IV
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

 

ĐIỀU 21
CHỨC NĂNG VÀ CẤU TRÚC

 

118

1

 

1) Chức năng của Lĩnh vực Phát triển Viễn thông là đạt được các mục tiêu của Liên minh như đã quy định tại Điều 1 của Hiến chương này và thực hiện, trong phạm vi thẩm quyền riêng biệt của mình, trách nhiệm kép của Liên minh với tư cách là một tổ chức chuyên ngành của Liên hợp quốc và là tổ chức thực hiện các đề án trong khuôn khổ hệ thống phát triển của Liên hợp quốc hoặc những đề án có thoả thuận trợ giúp tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường việc phát triển viễn thông bằng cách cung cấp, tổ chức và phối hợp các hoạt động hợp tác và trợ giúp kỹ thuật;

119

 

2) Các hoạt động của các Lĩnh vực Thông tin vô tuyến, Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông và Lĩnh vực Phát triển Viễn thông phải được thực hiện trên cơ sở hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển, theo những quy định liên quan của Hiến chương này.

120

2

 

Trong khuôn khổ nói trên, những chức năng đặc thù của Lĩnh vực Phát triển Viễn thông là:

121

A)

Tăng mức độ nhận thức của những người quyết định chính sách về vai trò quan trọng của viễn thông trong những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế và xã hội, và cung cấp thông tin và tư vấn về những phương án có thể thuộc về chính sách và cấu trúc;

122

B)

Thúc đẩy, đặc biệt là thông qua hình thức đối tác, việc phát triển, mở rộng và khai thác các mạng và dịch vụ viễn thông, nhất là tại các nước đang phát triển, trên cơ sở có tính đến các hoạt động của các cơ quan hữu quan, bằng cách tăng cường khả năng phát triển nguồn nhân lực, lập kế hoạch, quản lý, huy động nguồn lực, nghiên cứu và phát triển;

123

C)

Tăng cường sự phát triển viễn thông qua việc hợp tác với các tổ chức viễn thông khu vực và với các tổ chức tài chính phát triển toàn cầu và khu vực bằng cách giám sát tình hình các dự án trong chương trình phát triển của Liên minh nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các đề án đó;

124

D)

Thúc đẩy việc huy động các nguồn lực để trợ giúp cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực viễn thông bằng cách xúc tiến việc thiết lập những mạng tín dụng ưu đãi và thuận lợi, và hợp tác với các cơ quan tài chính và phát triển quốc tế cũng như khu vực;

125

E)

Thúc đẩy và phối hợp các chương trình xúc tiến chuyển giao những công nghệ thích hợp cho các nước đang phát triển trên cơ sở cân nhắc đến sự thay đổi và phát triển trong các mạng viễn thông của những nước phát triển;

126

F)

Khuyến khích sự tham gia của ngành công nghiệp vào việc phát triển viễn thông tại các nước đang phát triển, và tư vấn trong việc lựa chọn và chuyển giao công nghệ thích hợp;

127

G)

Tư vấn, tiến hành hoặc tài trợ nghiên cứu, nếu cần thiết, những vấn đề về kỹ thuật, kinh tế, tài chính, quản lý, thể lệ và chính sách, bao gồm cả những nghiên cứu của các đề án chuyên sâu trong lĩnh vực viễn thông;

128

H)

Hợp tác với các lĩnh vực khác, với Văn phòng Liên minh và những cơ quan hữu quan khác trong việc phát triển kế hoạch chung cho những mạng viễn thông quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp phát triển các mạng lưới đó để cung cấp các dịch vụ viễn thông;

129

I)

Trong khi thực hiện những chức năng nói trên, quan tâm đặc biệt đến các nhu cầu của những nước kém phát triển.

130

3

 

Lĩnh vực Phát triển Viễn thông hoạt động thông qua:

131

A)

Các hội nghị phát triển viễn thông thế giới và khu vực;

132

B)

Các nhóm nghiên cứu Phát triển Viễn thông;

132A

B-bis)

Nhóm tư vấn Phát triển Viễn thông;

133

C)

Cục Phát triển Viễn thông, đứng đầu là Cục trưởng được bầu.

134

4

 

Lĩnh vực Phát triển Viễn thông bao gồm các thành viên là:

135

A)

Theo thẩm quyền, các cơ quan Chính phủ của các Quốc gia Thành viên;

136

B)

Mọi cơ quan hay mọi tổ chức khi trở thành Thành viên Lĩnh vực theo những quy định liên quan của Công ước.

 

ĐIỀU 22
CÁC HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

 

137

1

 

Các hội nghị Phát triển Viễn thông sẽ là diễn đàn để thảo luận và xem xét những chủ đề, dự án và chương trình liên quan tới Phát triển Viễn thông và đưa ra những phương hướng và hướng dẫn cho Cục Phát triển Viễn thông.

138

2

 

Các hội nghị Phát triển Viễn thông bao gồm:

139

A)

Các hội nghị Phát triển Viễn thông thế giới;

140

B)

Các hội nghị Phát triển Viễn thông khu vực.

141

3

 

Giữa hai Hội nghị Toàn quyền sẽ có một hội nghị phát triển viễn thông thế giới và, tuỳ theo nguồn lực và tính chất ưu tiên, các hội nghị phát triển viễn thông khu vực.

142

4

 

Các hội nghị phát triển viễn thông sẽ không đưa ra những Văn kiện Cuối cùng. Những kết luận của hội nghị sẽ theo hình thức nghị quyết, quyết định, khuyến nghị hoặc báo cáo. Những kết luận này trong mọi trường hợp phải phù hợp với Hiến chương này, với Công ước và Thệ lệ Hành chính. Khi thông qua những nghị quyết và quyết định, các hội nghị phải tính đến những hậu quả tài chính có thể thấy trước và phải tránh thông qua những nghị quyết và quyết định có thể dẫn đến việc vượt quá những giới hạn tài chính đã được Hội nghị Toàn quyền quy định.

143

5

 

Nhiệm vụ của các hội nghị phát triển viễn thông được quy định trong Công ước.

 

ĐIỀU 23
CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ NHÓM TƯ VẤN VÀ

PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

 

144

 

Những nhiệm vụ riêng của các nhóm nghiên cứu và nhóm tư vấn phát triển viễn thông được quy định tại Công ước.

 

ĐIỀU 24
CỤC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

 

145

 

Những chức năng của Cục trưởng Cục Phát triển Viễn thông được quy định trong Công ước.

 

CHƯƠNG V
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG

CỦA LIÊN MINH

 

ĐIỀU 25
CÁC HỘI NGHỊ THẾ GIỚI VỀ VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

 

146

1

 

Một Hội nghị Thế giới về viễn thông quốc tế có thể tiến hành sửa đổi một phần, hoặc trong trường hợp đặc biệt, sửa đổi toàn bộ Thể lệ Viễn thông Quốc tế và giải quyết mọi vấn đề có tính chất toàn cầu thuộc thẩm quyền của hội nghị đó và có liên quan đến chương trình nghị sự của hội nghị.

147

2

 

Các quyết định của Hội nghị Thế giới về Viễn thông Quốc tế trong mọi trường hợp phải phù hợp với những quy định của Hiến chương này và của Công ước. Khi thông qua các nghị quyết và quyết định, các hội nghị phải tính đến những hậu quả về tài chính có thể thấy trước và tránh thông qua những nghị quyết và quyết định có thể đưa đến việc vượt quá giới hạn tài chính đã được Hội nghị Toàn quyền quy định.

 

ĐIỀU 26
UỶ BAN ĐIỀU PHỐI

 

148

1

 

Uỷ ban Điều phối gồm có Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký và các Cục trưởng các Cục quản lý. Uỷ ban do Tổng thư ký điều khiển và Phó Tổng thư ký điều khiển thay khi Tổng thư ký vắng mặt.

149

2

 

Uỷ ban Điều phối hoạt động như một nhóm quản lý nội bộ để cố vấn và hỗ trợ thực sự cho Tổng thư ký về tất cả những vấn đề quản trị, tài chính, hệ thống thông tin và hợp tác kỹ thuật không thuộc thẩm quyền riêng của các lĩnh vực hoặc của Văn phòng Liên minh, cũng như các vấn đề về quan hệ đối ngoại và thông tin công cộng. Trong việc xem xét những vấn đề trên, Uỷ ban phải luôn tuân thủ đầy đủ những quy định của Hiến chương này, của Công ước, của các quyết định của Hội đồng và vì lợi ích của toàn Liên minh.

 

ĐIỀU 27
NHỮNG QUAN CHỨC ĐƯỢC BẦU VÀ NHÂN VIÊN CỦA LIÊN MINH

 

150

1

 

1) Trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, các quan chức được bầu cũng như nhân viên của Liên minh không được yêu cầu hoặc nhận các hướng dẫn của bất cứ Chính phủ nào, hay của bất cứ nhà chức trách nào ngoài Liên minh. Họ phải kiềm chế mọi hoạt động không thích hợp với tư cách của mình là các viên chức quốc tế.

151

 

2) Các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực phải tôn trọng đặc điểm tính chất quốc tế riêng biệt trong nhiệm vụ của các quan chức được bầu và của các nhân viên của Liên minh, và không được tìm cách gây ảnh hưởng đến họ trong khi họ thi hành nhiệm vụ.

152

 

3) Không một viên chức được bầu nào cũng như mọi nhân viên của Liên minh được tham gia dưới bất kỳ hình thức nào hoặc có lợi ích tài chính dưới mọi hình thức trong bất kỳ doanh nghiệp nào liên quan đến viễn thông, trừ khi đó là một phần nhiệm vụ của người đó. Tuy nhiên, thuật ngữ "lợi ích tài chính" không áp dụng đối với những trợ cấp thôi việc họ tiếp tục được hưởng do đã từng làm việc hoặc phục vụ trước đây.

153

 

4) Để bảo đảm cho việc hoạt động có hiệu quả của Liên minh, mọi Quốc gia Thành viên có một công dân đã được bầu là Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký hoặc Cục trưởng các Cục quản lý, phải tránh, đến mức tối đa có thể, việc triệu hồi người đó về giữa hai kỳ hội nghị toàn quyền.

154

2

 

Việc cân nhắc kỹ lưỡng trong tuyển dụng nhân viên và xác định các điều kiện phục vụ là cần thiết để bảo đảm cho Liên minh có những tiêu chuẩn cao nhất về tính hiệu quả, trình độ năng lực, và tính toàn vẹn. Phải quan tâm một cách thích đáng đến tầm quan trọng trong việc tuyển dụng nhân viên trên cơ sở địa lý càng rộng càng tốt.

 

ĐIỀU 28
TÀI CHÍNH CỦA LIÊN MINH

 

155

1

 

Những chi phí mà Liên minh phải đáp ứng gồm các khoản chi của:

156

A)

Hội đồng;

157

B)

Văn phòng Liên minh và các lĩnh vực của Liên minh;

158

C)

Các Hội nghị Toàn quyền và các hội nghị thế giới về Viễn thông Quốc tế.

159

2

 

Các chi phí của Liên minh có nguồn từ:

159A

A)

Các khoản đóng góp của các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực;

159B

B)

Các khoản thu nhập khác được quy định tại Công ước hoặc tại Thể lệ Tài chính;

159C

2bis

Mỗi Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực đóng góp một phần tương đương với số đơn vị của hạng đóng góp mà họ đã chọn theo quy định tại các Điểm 160 đến 161I dưới đây.

159D

2ter

Những chi phí cho các hội nghị khu vực được quy định tại Điểm 43 của Hiến chương này sẽ được xác định, trên cơ sở phù hợp với đơn vị đóng góp của các Quốc gia Thành viên của khu vực đó, và cũng tương tự như vậy đối với mọi Quốc gia Thành viên của khu vực khác khi tham dự những hội nghị như trên.

160

3

 

1) Các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực tự do lựa chọn hạng đóng góp để trang trải những chi phí của Liên minh.

161

 

2) Việc lựa chọn của các Quốc gia Thành viên được thực hiện tại Hội nghị Toàn quyền, đúng với hạng đóng góp và các điều kiện quy định trong Công ước và phù hợp với các thủ tục quy định dưới đây.

161A

2bis)

Việc lựa chọn của các Thành viên Lĩnh vực được thực hiện đúng với hạng đóng góp và các điều kiện quy định trong Công ước và phù hợp với các thủ tục quy định dưới đây.

161B

3bis

 

1) Tại Kỳ họp Hội đồng được tổ chức ngay trước Hội nghị Toàn quyền, Hội đồng sẽ xác định tạm thời tổng số đơn vị đóng góp, trên cơ sở dự thảo kế hoạch tài chính cho giai đoạn tới và tổng số đơn vị đóng góp.

161C

 

2) Tổng thư ký sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực về dự kiến tổng số đơn vị đóng góp được xác định theo Điểm 161B nêu trên và đề nghị các Quốc gia Thành viên thông báo, ít nhất trước một tuần trước khi khai mạc Hội nghị Toàn quyền, về hạng đóng góp do Quốc gia Thành viên đó tạm thời lựa chọn.

161D

 

3) Hội nghị Toàn quyền sẽ, trong tuần họp đầu tiên, quyết định dự kiến giới hạn trên của tổng số đơn vị đóng góp do Tổng thư ký tập hợp căn cứ theo các Điểm 161B và 161C nêu trên, và xem xét đến mọi thay đổi về hạng đóng góp cho các Quốc gia Thành viên thông báo cho Tổng thư ký cũng như các hạng đóng góp vẫn giữ nguyên như đã chọn trước đây.

161E

 

4) Trên cơ sở xem xét dự thảo kế hoạch tài chính sửa đổi, Hội nghị Toàn quyền sẽ quyết định giới hạn trên của tổng số đơn vị đóng góp. Tổng thư ký sẽ đề nghị các Quốc gia Thành viên thông báo vào cuối tuần trước tuần cuối cùng của Hội nghị Toàn quyền, về quyết định chọn hạng đóng góp cuối cùng của các Quốc gia Thành viên này.

161F

 

5) Các Quốc gia Thành viên chưa thông báo về quyết định đối với hạng đóng góp của mình vào thời hạn do Tổng thư ký yêu cầu sẽ giữ nguyên hạng đóng góp đã chọn trước đây.

161G

 

6) Hội nghị Toàn quyền thông qua bản kế hoạch cuối cùng về tài chính trên cơ sở tổng số đơn vị đóng góp tương ứng với các hạng đóng góp do các Quốc gia Thành viên đã chọn và các hạng đóng góp của các Thành viên Lĩnh vực vào ngày kế hoạch tài chính được thông qua.

161H

3ter

 

1) Tổng thư ký sẽ thông báo cho các Thành viên Lĩnh vực về giới hạn trên của tổng số đơn vị đóng góp đã định và đề nghị họ cho biết, trong vòng ba tháng kể từ ngày bế mạc Hội nghị Toàn quyền, về hạng đóng góp do họ chọn.

161I

 

2) Các Thành viên Lĩnh vực chưa thông báo về quyết định đối với hạng đóng góp của mình trong vòng ba tháng sẽ giữ nguyên thang đóng góp đã chọn trước đây.

162

 

3) Việc sửa đổi thang đóng góp đã được thông qua tại Hội nghị Toàn quyền sẽ được áp dụng để lựa chọn hạng đóng góp tại Hội nghị Toàn quyền tiếp theo.

163

 

4) Hạng đóng góp do mỗi Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực lựa chọn chỉ có thể được áp dụng đối với niên khoá tài chính 2 năm đầu tiên sau Hội nghị Toàn quyền.

164

(bỏ)

 

 

 

165

 

5) Đối với việc lựa chọn hạng đóng góp, mỗi Quốc gia Thành viên không được giảm bớt phần đóng góp của mình quá hai hạng và Hội đồng sẽ chỉ định cách thức trong đó việc giảm mức đóng góp sẽ được thực hiện dần dần trong nhiệm kỳ giữa hai Hội nghị Toàn quyền. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như thiên tai cần kêu gọi những chương trình giúp đỡ quốc tế, Hội nghị Toàn quyền có thể cho phép giảm bớt ở mức lớn hơn số đơn vị đóng góp khi Quốc gia Thành viên yêu cầu và có bằng chứng về việc họ không còn có thể duy trì mức đóng góp theo hạng đã chọn ban đầu.

165

Bis

5bis

Trong những trường hợp bất thường chẳng hạn như thiên tai xảy ra cần đến các chương trình trợ giúp quốc tế, Hội đồng có thể cho phép giảm số đơn vị đóng góp khi có yêu cầu từ một Quốc gia Thành viên đối với việc họ không thể tiếp tục duy trì mức đóng góp đã chọn trước đây.

165

5ter

Các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực có thể lựa chọn bất kỳ lúc nào hạng đóng góp cao hơn mức đã chọn.

166-167

(bỏ)

 

 

 

168

8

 

Các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực sẽ trả trước phần đóng góp hàng năm của mình trên cơ sở ngân sách 2 năm do Hội đồng quyết định cũng như những hiệu chỉnh được Hội đồng thông qua.

169

9

 

Một Quốc gia Thành viên chậm trễ trong việc đóng góp cho Liên minh sẽ mất quyền biểu quyết như quy định ở Điểm 27 và 28 của Hiến chương này khi mà số tiền trễ hạn bằng hoặc lớn hơn số tiền đóng góp phải trả của Thành viên này cho hai năm trước.

170

10

Các quy định cụ thể về những đóng góp tài chính từ các Thành viên Lĩnh vực và từ các tổ chức quốc tế khác được ghi trong Công ước.

 

ĐIỀU 29
NGÔN NGỮ

 

171

1

 

1) Ngôn ngữ chính thức và làm việc của Liên minh là tiếng Arập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây ban nha.

172

 

2) Theo những quyết định liên quan của Hội nghị Toàn quyền, những ngôn ngữ trên được sử dụng để soạn thảo và phát hành tài liệu và văn bản của Liên minh, trong những bản dịch tương đương kể cả hình thức và nội dung, cũng như cho việc dịch qua lại tại các hội nghị và các cuộc họp của Liên minh.

173

 

3) Trường hợp có sự khác biệt hoặc có tranh cãi, văn bản tiếng Pháp sẽ có giá trị hơn cả.

174

2

 

Khi tất cả những người tham dự một hội nghị hay một cuộc họp tán thành thì việc thảo luận tại phiên họp có thể được tiến hành bằng một số ngôn ngữ ít hơn so với các ngôn ngữ nêu trên.

 

ĐIỀU 30
TRỤ SỞ CỦA LIÊN MINH

 

175

 

Liên minh đặt trụ sở tại Geneve.

 

ĐIỀU 31
TƯ CÁCH PHÁP NHÂN CỦA LIÊN MINH

 

176

 

Trên lãnh thổ của mỗi Quốc gia Thành viên, Liên minh được hưởng tư cách pháp nhân cần thiết để thực hiện các chức năng và đạt được các mục tiêu của mình.

 

ĐIỀU 32
QUY ĐỊNH THỦ TỤC VỀ CÁC HỘI NGHỊ VÀ CÁC CUỘC HỌP KHÁC

 

177

1

 

Để tổ chức công việc và tiến hành các cuộc thảo luận, các hội nghị và các cuộc họp khác của Liên minh phải áp dụng Quy định Thủ tục về các hội nghị và các cuộc họp khác đã được Hội nghị Toàn quyền thông qua.

178

2

 

Các hội nghị, khoá họp và Hội đồng có thể thông qua những quy định xét thấy cần thiết để bổ sung cho quy định Thủ tục. Tuy nhiên, những quy định bổ sung phải phù hợp với những quy định của Hiến chương này, của Công ước và Quy định Thủ tục nêu ở Điểm 177 nói trên; khi những quy định đó được các hội nghị hoặc khoá họp thông qua, nó sẽ được ấn hành như những tài liệu của hội nghị hoặc khoá họp liên quan.

 

CHƯƠNG VI
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỄN THÔNG

 

ĐIỀU 33
QUYỀN CỦA CÔNG CHÚNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG

CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

 

179

 

Các Quốc gia Thành viên thừa nhận quyền của công chúng về thông tin qua các phương tiện của dịch vụ quốc tế về thông tin công cộng. Các dịch vụ, cước phí và bảo an đều như nhau đối với tất cả những người sử dụng, trong mỗi loại hình thông tin, không có ưu tiên hoặc ưu đãi.

 

ĐIỀU 34
NGỪNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

 

180

1

 

Các Quốc gia Thành viên bảo lưu quyền cho ngừng, phù hợp với luật pháp của Quốc gia đó, việc chuyển mọi điện báo tư tỏ ra có thể nguy hại đến an ninh của Quốc gia đó hoặc trái với luật pháp, trật tự công cộng hay thuần phong mỹ tục của mình, với điều kiện Quốc gia Thành viên đó phải thông báo ngay cho bưu cục gốc về việc đình chỉ toàn bộ hay một phần điện tín, trừ trường hợp việc thông báo này có thể nguy hiểm cho an ninh của Quốc gia đó.

181

2

 

Các Quốc gia Thành viên cũng bảo lưu quyền cắt bỏ, trên cơ sở phù hợp với luật pháp của quốc gia đó, mọi thông tin viễn thông tư nhân có thể tỏ ra nguy hiểm cho an ninh của Quốc gia đó, hoặc trái với luật pháp, trật tự công cộng hay thuần phong mỹ tục của mình.

 

ĐIỀU 35
ĐÌNH CHỈ CÁC DỊCH VỤ

 

182

 

- Mỗi Quốc gia Thành viên bảo lưu quyền đình chỉ dịch vụ Viễn thông Quốc tế, hoặc toàn bộ, hoặc chỉ đối với một số quan hệ và/hoặc một số loại thông tin trao đổi, đi, đến, quá giang, với điều kiện là họ phải thông báo ngay về việc đó cho mỗi Quốc gia Thành viên thông qua Tổng thư ký.

 

ĐIỀU 36
TRÁCH NHIỆM

 

183

 

Các Quốc gia Thành viên không chấp nhận trách nhiệm đối với những người sử dụng các dịch vụ Viễn thông Quốc tế, đặc biệt là đối với những khiếu nại để đòi bồi thường thiệt hại.

 

ĐIỀU 37
VIỆC GIỮ BÍ MẬT VIỄN THÔNG

 

184

1

 

Các Quốc gia Thành viên đồng ý tiến hành tất cả những biện pháp có thể, phù hợp với hệ thống viễn thông đang sử dụng, nhằm bảo đảm bí mật thông tin quốc tế.

185

2

 

Tuy nhiên, các Quốc gia Thành viên bảo lưu quyền thông tin những trao đổi như vậy tới các nhà chức trách có thẩm quyền, để bảo đảm việc áp dụng luật pháp trong nước hoặc việc thi hành những Công ước quốc tế mà họ là những bên ký kết.

 

ĐIỀU 38
THIẾT LẬP, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC KÊNH VÀ

CÁC THIẾT BỊ VIỄN THÔNG

 

186

1

 

Các Quốc gia Thành viên phải tiến hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thiết lập, trong những điều kiện kỹ thuật tốt nhất, các kênh liên lạc và các thiết bị cần thiết để xúc tiến việc trao đổi nhanh chóng và không ngắt quãng của Viễn thông Quốc tế.

187

2

 

Trong phạm vi có thể, các kênh và các thiết bị phải được khai thác theo những phương pháp và thủ tục mà kinh nghiệm khai thác thực tế cho thấy là hiệu quả nhất. Các kênh và thiết bị này phải được bảo dưỡng trong tình trạng sử dụng tốt và theo kịp được những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật.

188

3

 

Các Quốc gia Thành viên bảo vệ các kênh và thiết bị trong phạm vi pháp lý của mình.

189

4

 

Trừ khi có những thoả thuận đặc biệt định ra những điều kiện khác, mỗi Quốc gia Thành viên phải tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo đảm việc duy trì hoạt động bình thường của những đường liên lạc viễn thông quốc tế nằm trong giới hạn kiểm soát của họ.

189A

 

Các Quốc gia Thành viên thừa nhận sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp thích hợp để ngăn chặn việc sử dụng các máy móc và thiết bị điện dưới mọi hình thức làm ảnh hưởng đến việc vận hành của các thiết bị viễn thông thuộc phạm vi quyền hạn pháp lý của Quốc gia Thành viên khác.

 

 

ĐIỀU 39
THÔNG BÁO NHỮNG VI PHẠM

 

190

 

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những quy định tại Điều 6 của Hiến chương này, các Quốc gia Thành viên cam kết thông báo và, khi thích hợp, hỗ trợ Quốc gia Thành viên khác về vấn đề vi phạm các quy định của Hiến chương này, của Công ước và các Thệ lệ Hành chính.

 

ĐIỀU 40
ƯU TIÊN VIỄN THÔNG LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN NHÂN MẠNG

 

191

 

Các dịch vụ viễn thông quốc tế phải dành ưu tiên tuyệt đối cho tất cả các thông tin viễn thông về an toàn tính mạng trên biển, trên đất liền, trên không và trong vũ trụ, cũng như cho viễn thông về dịch bệnh đặc biệt khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới.

 

ĐIỀU 41
ƯU TIÊN VIỄN THÔNG CHÍNH PHỦ

 

192

 

Phù hợp với những quy định của Điều 40 và 46 của Hiến chương này, viễn thông Chính phủ (xem Phần phụ lục của Hiến chương này, Điểm 1014) được hưởng quyền ưu tiên so với các loại viễn thông khác trong phạm vi có thể, theo những yêu cầu cụ thể của phía gửi.

 

ĐIỀU 42
THOẢ THUẬN ĐẶC BIỆT

 

193

 

Các Quốc gia Thành viên dành cho mình, cho các tổ chức khai thác do mình thừa nhận và cho các tổ chức khai thác khác có thẩm quyền hợp thức, quyền ký kết những thoả thuận đặc biệt về những vấn đề viễn thông không liên quan đến các Quốc gia Thành viên nói chung. Tuy nhiên, những thoả thuận đó không được trái với các quy định của Hiến chương này, của Công ước hay các Thệ lệ Hành chính, chẳng hạn như liên quan đến gây nhiễu do việc thực hiện các thoả thuận khai thác đó gây ra cho các dịch vụ thông tin vô tuyến của những Quốc gia Thành viên khác, và nói chung liên quan đến những hư hỏng về kỹ thuật do việc thực hiện các thoả thuận đó gây ra cho việc khai thác những dịch vụ viễn thông của các Quốc gia Thành viên khác.

 

ĐIỀU 43
CÁC HỘI NGHỊ, THOẢ THUẬN VÀ TỔ CHỨC KHU VỰC

 

194

 

Các Quốc gia Thành viên bảo lưu quyền triệu tập các hội nghị khu vực, xây dựng các thoả thuận khu vực và thành lập những tổ chức khu vực, với mục tiêu giải quyết những vấn đề nhạy cảm về viễn thông cần giải quyết trong phạm vi khu vực. Những thoả thuận đó không được trái với Hiến chương này hoặc với Công ước.

 

CHƯƠNG VII
NHỮNG QUY ĐỊNH ĐẶC BIỆT VỀ THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

ĐIỀU 44
VIỆC SỬ DỤNG PHỔ TẦN TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ

QUỸ ĐẠO VỆ TINH ĐỊA TĨNH VÀ CÁC QUỸ ĐẠO VỆ TINH KHÁC

 

195

1

 

Các Quốc gia Thành viên phải cố gắng hạn chế số lượng tần số và phổ tần được sử dụng ở mức tối thiểu bảo đảm thoả mãn việc cung cấp các dịch vụ cần thiết. Vì mục đích này, họ phải cố gắng áp dụng các tiến bộ khoa học mới nhất càng sớm càng tốt.

196

2

 

Khi sử dụng các băng tần cho các dịch vụ thông tin vô tuyến, các Quốc gia Thành viên phải xem các tần số vô tuyến và mọi quỹ đạo liên quan, kể cả quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh, là những nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, do vậy chúng phải được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả và kinh tế theo đúng các quy định của các Thể lệ Thông tin vô tuyến, để các nước hoặc các nhóm nước có thể tiếp cận một cách công bằng các quỹ đạo và tần số đó, có tính đến những nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển và vị trí địa lý của một số nước nhất định.

 

ĐIỀU 45
NHIỄU GÂY TỔN HẠI

 

197

1

 

Tất cả những trạm, bất kể được thiết lập với mục đích gì, phải được xây dựng và khai thác, sao cho không gây nhiễu tổn hại đến các dịch vụ thông tin vô tuyến hoặc thông tin của các Quốc gia Thành viên khác, hoặc của những tổ chức khai thác được thừa nhận, hoặc những tổ chức khai thác được uỷ quyền hợp thức khác để cung cấp một dịch vụ thông tin vô tuyến và hoạt động theo những quy định của các Thể lệ thông tin vô tuyến.

198

2

 

Mỗi một Quốc gia Thành viên cam kết việc yêu cầu các tổ chức khai thác được họ thừa nhận và những tổ chức khai thác được ủy quyền hợp thức khác để làm việc này phải tuân thủ những quy định ở Điểm 197 trên đây.

199

3

 

Hơn nữa, các Quốc gia Thành viên phải thừa nhận sự cần thiết của việc tiến hành tất cả những biện pháp thích hợp để ngăn chặn hoạt động của các máy móc và thiết bị điện thuộc tất cả các dạng có thể gây nhiễu tổn hại đến các thông tin hoặc các dịch vụ thông tin vô tuyến được đề cập đến ở Điểm 197 trên đây.

 

ĐIỀU 46
CÁC CUỘC GỌI VÀ ĐIỆN BÁO LÂM NẠN

 

200

 

Các trạm thông tin vô tuyến bắt buộc phải chấp nhận, với sự ưu tiên tuyệt đối, các cuộc gọi và điện báo lâm nạn bất kể từ đâu đến, phải trả lời cũng theo tinh thần ưu tiên tuyệt đối với những điện báo đó và ngay lập tức phải giải quyết những gì họ yêu cầu.

 

ĐIỀU 47
NHỮNG TÍN HIỆU LÂM NẠN, KHẨN, AN TOÀN HOẶC

NHẬN DẠNG GIẢ HAY LỪA DỐI

 

201

 

Các Quốc gia Thành viên cam kết phải dùng những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc phát hay lan truyền những tín hiệu lâm nạn, khẩn, an toàn hay nhận dạng giả hoặc lừa dối, và phải cộng tác để xác định và nhận dạng những trạm nằm trong phạm vi quyền lực của họ đã phát những tín hiệu như vậy.

 

ĐIỀU 48
THIẾT BỊ NGHIỆP VỤ QUỐC PHÒNG

 

202

1

 

Các Quốc gia Thành viên duy trì quyền tự do hoàn toàn đối với các thiết bị thông tin vô tuyến quân sự.

203

2

 

Tuy nhiên, các thiết bị trên phải, trong phạm vi có thể, tôn trọng những quy định pháp lý liên quan đến cấp cứu trong trường hợp lâm nạn và các biện pháp phải tiến hành để ngăn cản nhiễu gây tổn hại, cũng như những quy định trong các Thệ lệ Hành chính liên quan đến hình thức phát sóng và tần số được sử dụng, tuỳ theo tính chất của dịch vụ mà các thiết bị đó thực hiện.

204

3

 

Hơn nữa, khi các thiết bị đó tham gia vào dịch vụ của thông tin công cộng hoặc các dịch vụ khác do Thệ lệ Hành chính quy định nói chung, phải tuân thủ những quy định được áp dụng cho các dịch vụ đó.

 

CHƯƠNG VIII
QUAN HỆ VỚI LIÊN HỢP QUỐC, VỚI CÁC TỔ CHỨC

QUỐC TẾ KHÁC VÀ VỚI CÁC QUỐC GIA

KHÔNG PHẢI LÀ THÀNH VIÊN

 

ĐIỀU 49
QUAN HỆ VỚI LIÊN HỢP QUỐC

 

205

 

Quan hệ giữa Liên hợp quốc và Liên minh Viễn thông Quốc tế được xác định trong Hiệp định chung giữa hai tổ chức này.

 

ĐIỀU 50
QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHÁC

 

206

 

Để thúc đẩy việc phối hợp quốc tế một cách toàn diện đối với các vấn đề tác động đến viễn thông, Liên minh hợp tác với những tổ chức quốc tế có những lợi ích và những hoạt động liên quan.

 

ĐIỀU 51
QUAN HỆ VỚI CÁC QUỐC GIA KHÔNG PHẢI LÀ THÀNH VIÊN

 

207

 

Mỗi Quốc gia Thành viên dành cho mình và cho các tổ chức khai thác đã được thừa nhận quyền định ra những điều kiện để chấp nhận trao đổi viễn thông với một Quốc gia không phải là Thành viên của Liên minh. Nếu một thông tin viễn thông, xuất phát từ lãnh thổ một Quốc gia như vậy được một Quốc gia Thành viên chấp nhận, thông tin đó phải được chuyển đi và trong chừng mực phải qua những kênh viễn thông của một Quốc gia Thành viên, những quy định bắt buộc của Hiến chương này, của Công ước và các Thệ lệ Hành chính cũng như những cước thông thường phải áp dụng cho thông tin đó.

 

CHƯƠNG IX
NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

 

ĐIỀU 52
PHÊ CHUẨN, CHẤP NHẬN HAY PHÊ DUYỆT

 

208

1

 

Hiến chương này và Công ước được mọi Quốc gia Thành viên ký phải được phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt cùng một lúc, phù hợp với những quy định hợp hiến của mình, tại một văn bản duy nhất. Văn bản này được lưu chiểu, trong một thời hạn ngắn nhất, bên cạnh Tổng thư ký. Tổng thư ký sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên về mỗi lần lưu chiểu của mỗi văn bản như vậy.

209

2

1) Trong một thời hạn hai năm tính từ ngày Hiến chương này và Công ước bắt đầu có hiệu lực, mọi Quốc gia Thành viên đã ký, mặc dù họ có thể chưa lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt theo quy định của Điểm 208 trên đây, được hưởng những quyền dành cho các Quốc gia Thành viên của Liên minh được nêu tại các Điểm 25 đến 28 của Hiến chương này.

210

 

2) Khi hết một thời hạn hai năm kể từ ngày Hiến chương này và Công ước bắt đầu có hiệu lực, một Quốc gia Thành viên đã ký mà chưa lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt như quy định tại Điểm 208 trên đây, sẽ không còn quyền biểu quyết ở bất cứ hội nghị nào của Liên minh, tại bất cứ một phiên họp nào của Hội đồng, tại bất cứ một cuộc họp nào của các lĩnh vực của Liên minh hoặc trong các cuộc tham khảo ý kiến bằng thư tín được tiến hành theo những quy định của Hiến chương này và của Công ước cho đến khi Thành viên đó đã lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt nói trên. Các quyền lợi của họ, ngoài quyền biểu quyết, sẽ không bị ảnh hưởng.

211

3

 

Sau khi Hiến chương này và Công ước có hiệu lực theo Điều 58 của Hiến chương này, một văn bản phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt, sẽ có hiệu lực từ ngày được lưu chiểu bên cạnh Tổng thư ký.

 

ĐIỀU 53
GIA NHẬP

 

212

1

 

Một Quốc gia Thành viên không phải là bên ký Hiến chương và Công ước này, hay, theo những quy định của Điều 2 Hiến chương này, mọi Quốc gia khác nêu trong điều đó, có thể gia nhập Hiến chương này và Công ước bất cứ lúc nào. Việc xin gia nhập phải được tiến hành đồng thời tại một văn bản duy nhất bao gồm cả Hiến chương này và Công ước.

213

2

 

Văn bản gia nhập được lưu chiểu bên cạnh Tổng thư ký, người sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên về mỗi lần lưu chiểu một văn bản gia nhập như vậy khi nhận được văn bản và sẽ chuyển đến mỗi Thành viên một bản sao được xác thực của văn bản đó.

214

3

 

Sau khi Hiến chương này và Công ước có hiệu lực theo Điều 58 của Hiến chương này, một văn bản gia nhập sẽ có hiệu lực kể từ ngày lưu chiểu bên cạnh Tổng thư ký, trừ khi văn bản đó có quy định khác.

 

ĐIỀU 54
CÁC THỆ LỆ HÀNH CHÍNH

 

215

1

 

Các Thệ lệ Hành chính, như đã nêu ở Điều 4 của Hiến chương này, là những văn kiện quốc tế ràng buộc và phải phù hợp với những quy định của Hiến chương này và Công ước.

216

2

 

Việc phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt Hiến chương này và Công ước hoặc việc gia nhập các văn kiện này, theo Điều 52 và 53 của Hiến chương này, phải được coi như đồng ý chấp nhận sự ràng buộc đối với các Thệ lệ Hành chính được các hội nghị thế giới có thẩm quyền thông qua trước ngày ký Hiến chương này và Công ước. Sự tán thành này phụ thuộc vào các điều khoản bảo lưu được đệ trình vào thời điểm ký các Thệ lệ Hành chính hay các sửa đổi của các Thể lệ đó trong chừng mực các điều khoản bảo lưu này vẫn được giữ lại vào thời điểm lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hay gia nhập.

216A

 

Các Thệ lệ Hành chính được nêu tại khoản 216 trên đây sẽ giữ nguyên hiệu lực, tuỳ thuộc vào những sửa đổi có thể được thông qua khi áp dụng các Điểm 89 và 146 của Hiến chương này và được chấp nhận là có hiệu lực. Mọi sửa đổi các Thệ lệ Hành chính, hoặc một phần hay toàn bộ, sẽ có hiệu lực từ ngày hoặc những ngày được ấn định trong bản sửa đổi chỉ đối với các Quốc gia Thành viên, trước ngày hoặc những ngày đó, đã thông báo cho Tổng thư ký về việc họ đồng ý chịu sự ràng buộc đối với sửa đổi đó.

217

(bỏ)

 

 

 

217A

 

Một Quốc gia Thành viên phải thông báo về việc họ đồng ý chịu sự ràng buộc đối với một phần hay toàn bộ bản sửa đổi Thệ lệ Hành chính bằng cách lưu chiểu bên cạnh Tổng thư ký một văn bản phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt đối với sửa đổi đó hoặc gia nhập bằng cách thông báo cho Tổng thư ký việc họ đồng ý chịu sự ràng buộc đối với sửa đổi đó.

217B

 

Mọi Quốc gia Thành viên cũng có thể thông báo cho Tổng thư ký rằng việc họ phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt, hoặc gia nhập các sửa đổi của Hiến chương này hoặc Công ước theo Điều 55 của Hiến chương hoặc Điều 42 của Công ước sẽ được coi như đồng ý chịu sự ràng buộc đối với bất kỳ sửa đổi nào của Thệ lệ Hành chính, hoặc một phần hay toàn bộ, đã được một hội nghị có thẩm quyền thông qua trước khi ký kết văn bản sửa đổi nói trên bổ sung Hiến chương này hoặc Công ước.

217C

 

Việc thông báo theo Điểm 217B nêu trên phải được thực hiện vào thời điểm Quốc gia Thành viên lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt, hoặc gia nhập đối với sửa đổi bổ sung Hiến chương này và Công ước.

217D

 

Mọi sửa đổi Thệ lệ Hành chính sẽ đều áp dụng tạm thời, kể từ ngày sửa đổi có hiệu lực, đối với mọi Quốc gia Thành viên ký vào bản sửa đổi và chưa thông báo cho Tổng thư ký về việc họ đồng ý chịu sự ràng buộc theo Điểm 217A đến 217B nêu trên. Việc áp dụng tạm thời như vậy chỉ có hiệu lực nếu Quốc gia Thành viên được nói đến không phản đối tại thời điểm ký sửa đổi.

218

4

 

Việc áp dụng tạm thời này sẽ tiếp tục đối với một Quốc gia Thành viên cho đến khi Quốc gia đó thông báo cho Tổng thư ký về quyết định của mình liên quan đến việc họ đồng ý chịu sự ràng buộc đối với bất kỳ sửa đổi như vậy.

219-221

(bỏ)

 

 

 

221A

 

Nếu một Quốc gia Thành viên chưa thông báo cho Tổng thư ký về quyết định liên quan đến việc họ đồng ý chịu sự ràng buộc theo Điểm 218 nêu trên trong vòng ba mươi sáu tháng kể từ sau ngày hoặc những ngày việc sửa đổi có hiệu lực, Quốc gia Thành viên đó sẽ bị coi như đã đồng ý chịu sự ràng buộc đối với sửa đổi này.

221B

 

Bất kỳ việc áp dụng tạm thời nào theo ý nghĩa của Điểm 217D hoặc bất kỳ sự đồng ý chịu sự ràng buộc theo ý nghĩa của Điểm 221A phải phụ thuộc vào bất cứ bảo lưu nào Quốc gia Thành viên liên quan đã đưa ra tại thời điểm ký sửa đổi. Bất kỳ sự đồng ý chịu sự ràng buộc theo ý nghĩa của các diểm 216A, 217A, 217B và 218 nêu trên sẽ phải phụ thuộc vào bảo lưu do Quốc gia Thành viên liên quan đã đưa ra tại thời điểm ký Thệ lệ Hành chính hoặc ký bản sửa đổi, với điều kiện Quốc gia Thành viên này giữ nguyên ý kiến bảo lưu khi thông báo cho Tổng thư ký về việc họ đồng ý chịu sự ràng buộc.

222

(bỏ)

 

 

 

223

7

 

Tổng thư ký sẽ thông báo nhanh chóng cho các Quốc gia Thành viên khi nhận được mọi thông báo theo Điều này.

 

ĐIỀU 55
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ SỬA ĐỔI HIẾN CHƯƠNG

 

224

1

 

Mọi Quốc gia Thành viên của Liên minh đều có thể đề xuất sửa đổi Hiến chương này. Một đề nghị như vậy phải được gửi đến Tổng thư ký, nhằm đảm bảo cho việc chuyển đề nghị đó đến tất cả các Quốc gia Thành viên một cách kịp thời và được họ xem xét, chậm nhất là 8 tháng trước ngày khai mạc của Hội nghị Toàn quyền. Tổng thư ký sẽ chuyển đề nghị đó cho tất cả các Quốc gia Thành viên càng sớm càng tốt nhưng không được chậm hơn 6 tháng trước ngày khai mạc Đại hội Toàn quyền.

225

2

 

Tuy nhiên, mọi đề xuất điều chỉnh đối với bất kỳ sửa đổi nào đã được gửi đến Tổng thư ký theo Điểm 224 trên đây có thể được một Quốc gia Thành viên trình vào bất cứ thời điểm nào hoặc có thể được đoàn đại biểu của Thành viên đó trình tại Đại hội Toàn quyền.

226

3

 

Số đoàn đại biểu cần thiết để xem xét tại Phiên họp Toàn thể của một Hội nghị Toàn quyền về một đề nghị sửa đổi Hiến chương này hay các điều chỉnh cho sửa đổi đó phải là quá nửa số đoàn đại biểu được uỷ quyền dự Hội nghị Toàn quyền đó.

227

4

 

Để được thông qua, bất cứ đề xuất điều chỉnh nào cho một đề xuất sửa đổi cũng như cho một đề xuất chung, dù được điều chỉnh hay không, phải được sự đồng ý, tại một Phiên họp Toàn thể, của ít nhất hai phần ba số đoàn được ủy quyền tham dự Hội nghị Toàn quyền và có quyền biểu quyết.

228

5

 

Trừ phi những điểm trước của Điều này, là những điểm có giá trị hơn, quy định một cách khác, những quy định chung liên quan tới các hội nghị cũng như Quy định Thủ tục hội nghị, hội họp sẽ được áp dụng.

229

6

 

Mọi sửa đổi của Hiến chương này, được hội nghị toàn quyền thông qua, theo một thể thống nhất và dưới dạng một văn kiện sửa đổi duy nhất, sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày được ấn định tại hội nghị giữa những Quốc gia Thành viên đã lưu chiểu trước ngày đó các văn bản phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hay gia nhập cả Hiến chương này và Công ước. Việc phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hay gia nhập một phần các văn bản sửa đổi đó sẽ không có giá trị.

230

7

 

Tổng thư ký sẽ thông báo cho tất cả Quốc gia Thành viên việc lưu chiểu của mỗi văn bản phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hay gia nhập.

231

8

 

Sau khi mọi văn bản sửa đổi như vậy có hiệu lực, việc phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt và gia nhập theo các Điều 52 và 59 của Hiến chương này sẽ được áp dụng cho Hiến chương sửa đổi.

232

9

 

Sau khi một văn bản sửa đổi như vậy có hiệu lực, Tổng thư ký sẽ đăng ký văn bản đó tại Ban thư ký của Liên hợp quốc, theo những quy định của Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc. Điểm 241 của Hiến chương này cũng được áp dụng cho mọi văn bản sửa đổi.

 

ĐIỀU 56
VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

 

233

1

 

Các Quốc gia Thành viên có thể giải quyết những tranh chấp về các vấn đề liên quan đến việc giải thích hay việc áp dụng đối với Hiến chương này, đối với Công ước hay các Thệ lệ Hành chính thông qua thương lượng, bằng đường ngoại giao, hay theo những thủ tục quy định trong những điều ước song phương hay đa phương, ký kết giữa họ nhằm giải quyết những tranh chấp quốc tế, hay bằng mọi phương pháp khác mà họ cùng nhất trí.

234

2

 

Trường hợp không biện pháp giải quyết nào nói trên được thông qua, mọi Quốc gia Thành viên là bên của tranh chấp có thể yêu cầu giải quyết bằng trọng tài theo các thủ tục được xác định trong Công ước.

235

3

 

Nghị định thư Không bắt buộc về việc Giải quyết Bắt buộc các Tranh chấp Liên quan đến Hiến chương này, đến Công ước và các Thệ lệ Hành chính sẽ được áp dụng giữa các Quốc gia Thành viên tham gia Nghị định thư.

 

ĐIỀU 57
VIỆC BÃI BỎ HIẾN CHƯƠNG NÀY VÀ CÔNG ƯỚC

 

236

1

 

Mọi Quốc gia Thành viên đã phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc đã gia nhập Hiến chương này và Công ước đều có quyền bãi bỏ những văn kiện đó. Trong trường hợp đó, Hiến chương này và Công ước bị bãi bỏ đồng thời trong một văn bản duy nhất, bằng một thông báo gửi đến Tổng thư ký. Khi nhận được thông báo đó, Tổng thư ký thông báo cho những Quốc gia Thành viên khác biết.

237

2

 

Việc bãi bỏ này sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ này Tổng thư ký nhận được văn bản thông báo về việc bãi bỏ đó.

 

ĐIỀU 58
HIỆU LỰC CỦA HIẾN CHƯƠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

 

238

1

 

Hiến chương này và Công ước sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/1994 giữa những Quốc gia Thành viên đã lưu chiểu văn bản của họ về phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hay gia nhập trước ngày đó.

239

2

 

Vào ngày có hiệu lực nói ở Điểm 238 trên đây, Hiến chương này và Công ước sẽ bãi bỏ và thay thế Công ước Viễn thông Quốc tế (Nairobi, 1982).

240

3

 

Theo những quy định tại Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng thư ký của Liên minh sẽ đăng ký Hiến chương này và Công ước với Ban thư ký của Liên hợp quốc.

241

4

 

Bản gốc của Hiến chương này và của Công ước được viết bằng tiếng ả Rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha sẽ được lưu chiểu tại văn thư lưu trữ của Liên minh. Tổng thư ký sẽ gửi, theo ngôn ngữ được yêu cầu, đến mỗi Quốc gia Thành viên đã ký một bản sao có chứng nhận xác thực.

242

5

 

Trường hợp có sự khác biệt giữa những văn bản bằng các thứ tiếng khác nhau, bản tiếng Pháp sẽ có giá trị hơn cả.

 

PHẦN II - NGÀY CÓ HIỆU LỰC

 

Những sửa đổi trong văn kiện hiện tại, là một thể thống nhất và dưới dạng một văn kiện duy nhất, sẽ có hiệu lực ngày 01/01/2000 giữa các Quốc gia Thành viên đến thời điểm đó là các bên tham gia Hiến chương và Công ước của Liên minh Viễn thông Quốc tế (Geneva, 1992), và đã lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt hay tham gia vào văn kiện sửa đổi hiện tại này.

Để làm chứng, các đại diện toàn quyền đã ký vào bản gốc của văn kiện hiện tại sửa đổi Hiến chương của Liên minh Viễn thông Quốc tế (Geneva, 1992), đã được sửa đổi tại Hội nghị Toàn quyền (Kyoto, 1994).

Làm tại Minneapolis, ngày 6 tháng 11 năm 1998

 


PHỤ LỤC

ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG
HIẾN CHƯƠNG NÀY, TRONG CÔNG ƯỚC VÀ CÁC THỆ LỆ

HÀNH CHÍNH CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

 

1001

Vì mục đích của các văn kiện trên của Liên minh, những thuật ngữ dưới đây sẽ được định nghĩa như sau:

100A

Quốc gia Thành viên: Một Quốc gia được coi là Thành viên của Liên minh Viễn thông Quốc tế được áp dụng theo Điều 2 của Hiến chương này.

1002B

Thành viên Lĩnh vực: Một cơ quan hay tổ chức được ủy quyền, phù hợp với Điều 19 của Công ước, để tham gia vào các hoạt động của một lĩnh vực.

1002

Cơ quan Chính phủ: mọi cơ quan hay ngành dịch vụ thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ theo Hiến chương của Liên minh Viễn thông Quốc tế và theo Công ước của Liên minh Viễn thông Quốc tế và theo các Thệ lệ Hành chính.

1003

Nhiễu gây tổn hại: những nhiễu gây tổn hại đến hoạt động của một dịch vụ vô tuyến đạo hàng hoặc của những dịch vụ an toàn khác hoặc làm hỏng một cách nghiêm trọng, ngắt một cách lặp đi lặp lại hay cản trở một dịch vụ thông tin vô tuyến hoạt động trên cơ sở Thể lệ Thông tin vô tuyến.

1004

Thông tin công cộng: mọi thông tin mà các cơ quan hay đài trạm, vì lý do tồn tại của họ là để phục vụ công cộng, phải chấp nhận chuyển.

1005

Đoàn đại biểu: Tổng số đại biểu, và tuỳ theo từng trường hợp phát sinh, bất cứ các đại diện, cố vấn, tuỳ viên hay phiên dịch viên nào do cùng một Quốc gia Thành viên cử tới.

Mỗi Quốc gia Thành viên được tự do cấu tạo đoàn theo ý muốn của mình. Đặc biệt, họ có thể đưa vào đoàn, ngoài các người khác, cũng với tư cách là đại biểu, những cố vấn hay tuỳ viên, những người thuộc mọi cơ quan hay tổ chức được ủy quyền phù hợp với những quy định liên quan của Công ước.

1006

Đại biểu: người được Chính phủ của một Quốc gia Thành viên cử tham dự một Hội nghị Toàn quyền, hay người đại diện của một Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ của một Quốc gia Thành viên đến dự một hội nghị hay một cuộc họp của Liên minh.

1007

Nhà khai thác: mọi cá nhân, Công ty, Tổng công ty hay cơ quan Chính phủ khai thác một trạm viễn thông dự định cho một dịch vụ Viễn thông Quốc tế hoặc có khả năng gây nhiễu cho dịch vụ như vâỵ.

1008

Nhà khai thác được thừa nhận: mọi nhà khai thác, như định nghĩa trên, khai thác một dịch vụ thông tin đại chúng hoặc phát sóng vô tuyến điện và khi tiến hành việc đó phải chịu những nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Hiến chương này, do Quốc gia Thành viên, nơi có trụ sở chính của nhà khai thác đó, hoặc do Quốc gia Thành viên cho phép thành lập và khai thác một dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ của họ ấn định.

1009

Thông tin vô tuyến: liên lạc viễn thông bằng sóng vô tuyến điện.

1010

Dịch vụ phát sóng vô tuyến: dịch vụ thông tin vô tuyến mà sóng phát ra là nhằm để công chúng thu trực tiếp. Dịch vụ này có thể gồm cả phát thanh, phát hình hay những loại phát sóng khác.

1011

Dịch vụ Viễn thông Quốc tế: việc cung cấp một năng lực viễn thông giữa những cơ quan hay đài trạm với mọi thuộc tính, tại các nước khác nhau hoặc thuộc các nước khác nhau.

1012

Viễn thông: mọi việc chuyển, phát hay nhận ký hiệu, tín hiệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh hay tin tức với mọi thuộc tính bằng đường dây, sóng vô tuyến, cáp sợi quang hay các hệ thống điện tử khác.

1013

Điện báo: Bản viết với ý định để chuyển bằng hình thức điện báo đến người nhận. Thuật ngữ này bao gồm cả bức điện báo bằng vô tuyến điện trừ phi được định nghĩa khác.

1014

Viễn thông Chính phủ: Thông tin viễn thông xuất phát từ:

- Nguyên thủ quốc gia;

- Thủ tướng Chính phủ hay những thành viên Chính phủ;

- Bộ trưởng Quốc phòng; các lực lượng vũ trang, lục quân, hải quân hay không quân;

- Cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự;

- Tổng thư ký Liên hợp quốc, Trưởng những bộ phận chính của Liên hợp quốc.

- Toà án Quốc tế.

Hoặc hồi đáp cho các viễn thông Chính phủ nêu trên.

1015

Điện báo tư nhân: Điện báo ngoài các bức điện báo Chính phủ hoặc bức điện báo nghiệp vụ.

1016

Điện báo: một hình thức viễn thông trong đó những tin tức chuyển đi được ghi lại tại nơi nhận dưới hình thức một tài liệu biểu đồ; trong một số trường hợp những tin tức này được trình bày dưới một hình thức khác hay lưu lại để sử dụng về sau.

 

Chú ý: một tài liệu biểu đồ ghi lại thông tin theo một dạng cố định và có khả năng tạo thành tệp và tra cứu được; một tài liệu biểu đồ còn có thể dưới dạng bản viết hay bản in hay một hình ảnh cố định.

1017

Điện thoại: hình thức viễn thông chủ yếu dành cho việc trao đổi tin tức dưới dạng lời nói.


HIẾN CHƯƠNG
CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIẾN CHƯƠNG
CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

 


 

CÔNG ƯỚC
CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÔNG ƯỚC
CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ


VĂN KIỆN SỬA ĐỔI CÔNG ƯỚC
CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ (GENEVA, 1992)

ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUYỀN (KYOTO, 1994)

(Các sửa đổi thông qua tại Hội nghị Toàn quyền (Minneapolis, 1998))

 

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU

 

Trên cơ sở tuân thủ và thực hiện các điều khoản thích hợp của Công ước Geneve 1992 của Liên minh Viễn thông Quốc tế, đã được sửa đổi tại Hội nghị Toàn quyền Kyoto 1994, đặc biệt là các quy định tại Điều 55 dưới đây, Hội nghị Toàn quyền của Liên minh Viễn thông Quốc tế (Minneapolis, 1998) đã thông qua các sửa đổi sau đây vào Công ước nói trên:

 

CHƯƠNG I
CHỨC NĂNG CỦA LIÊN MINH

 

MỤC 1

 

ĐIỀU 1
HỘI NGHỊ TOÀN QUYỀN

 

1

 

1

1) Hội nghị Toàn quyền được triệu tập theo những quy định tại Điều 8 của Hiến chương của Liên minh Viễn thông Quốc tế (sau đây gọi là Hiến chương).

2

 

 

2) Nếu có thể được, địa điểm và thời gian chính xác triệu tập một hội nghị toàn quyền được ấn định tại hội nghị toàn quyền lần trước; trường hợp không thực hiện được điều này, địa điểm và thời gian sẽ do Hội đồng quyết định với sự nhất trí của đa số các Quốc gia Thành viên.

3

 

2

1) Địa điểm, thời gian chính xác của Hội nghị Toàn quyền sắp tới hoặc chỉ một trong hai yếu tố trên, có thể thay đổi:

4

 

A)

Khi có ít nhất một phần tư số Quốc gia Thành viên riêng rẽ đề nghị thay đổi với Tổng thư ký; hoặc

5

 

B)

Theo đề nghị của Hội đồng.

6

 

 

2) Bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải được đa số Quốc gia Thành viên nhất trí.

 

ĐIỀU 2
BẦU CỬ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

- Hội đồng

 

7

 

1

 

Trừ những trường hợp có ghế khuyết theo quy định tại Điểm 10 đến 12 dưới đây, những Quốc gia Thành viên được bầu vào Hội đồng sẽ nhận nhiệm vụ cho đến ngày một Hội đồng mới được bầu. Họ có quyền được tái cử

8

 

2

 

1) Nếu, giữa hai kỳ Hội nghị Toàn quyền, có ghế khuyết trong Hội đồng, ghế của Quốc gia Thành viên khuyết đó sẽ đương nhiên được trao cho một Quốc gia Thành viên khác cùng khu vực, có số phiếu bầu cao nhất trong kỳ trước nhưng không trúng cử.

9

 

 

2) Trường hợp vì bất kỳ lý do gì một ghế khuyết không được thay thế theo thủ tục quy định tại Điểm 8 trên đây, Chủ tịch Hội đồng phải thông báo mời các Quốc gia Thành viên khác trong cùng khu vực ghi tên ứng cử trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày thông báo. Hết thời hạn trên, Chủ tịch Hội đồng sẽ mời các Quốc gia Thành viên bầu một Thành viên Hội đồng mới. Việc bầu cử được tiến hành bằng cách gửi phiếu kín qua thư. Quy định về đa số phiếu bầu như trên sẽ được áp dụng. Thành viên Hội đồng mới trúng cử sẽ nhận nhiệm vụ cho tới khi một Hội đồng mới được bầu tại Hội nghị Toàn quyền tiếp theo.

10

 

3) Một ghế của Hội đồng được xem như khuyết:

11

A)

Khi một Thành viên Hội đồng không có đại diện tham dự hai kỳ họp thường niên liên tiếp của Hội đồng.

12

B)

Khi một Quốc gia Thành viên từ chức Thành viên Hội đồng của mình.

 

- Quan chức được bầu

 

13

1

 

Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký và Cục trưởng các Cục quản lý nhậm chức vào ngày được Hội nghị Toàn quyền quyết định lúc bầu cử. Họ duy trì nhiệm vụ của mình đến ngày do Hội nghị Toàn quyền tiếp sau quyết định. Họ có thể được tái cử nhưng không quá một lần.

14

2

 

Nếu ghế Tổng thư ký khuyết, Phó Tổng thư ký sẽ là người kế nhiệm và duy trì chức vụ đó cho đến ngày do Hội nghị Toàn quyền lần sau quyết định. Trong trường hợp Phó Tổng thư ký kế nhiệm Tổng thư ký, ghế của Phó Tổng thư ký coi như khuyết vào cùng ngày đó và sẽ áp dụng theo quy định của điểm 15 dưới đây.

15

3

 

Nếu ghế Phó Tổng thư ký khuyết quá 180 ngày trước ngày được ấn định khai mạc Hội nghị Toàn quyền tiếp theo, Hội đồng phải bổ nhiệm một Phó Tổng thư ký mới cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ.

16

4

 

Nếu các ghế của Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký cùng khuyết một lúc, Cục trưởng có thâm niên cao nhất sẽ thực thi các chức năng của Tổng thư ký trong một thời hạn không quá 90 ngày. Hội đồng phải bổ nhiệm một Tổng thư ký và, nếu các ghế đó khuyết sớm hơn 180 ngày so với ngày khai mạc Hội nghị Toàn quyền lần sau thì Hội đồng cũng bổ nhiệm cả một Phó Tổng thư ký. Một viên chức được Hội đồng bổ nhiệm như vậy sẽ làm việc cho đến hết nhiệm kỳ của người tiền nhiệm.

17

5

 

Trường hợp khuyết Cục trưởng, Tổng thư ký phải tiến hành những biện pháp cần thiết đảm bảo cho các chức năng của Cục trưởng này được thực hiện đầy đủ cho đến khi một Cục trưởng được Hội đồng bổ nhiệm tại kỳ họp thường kỳ gần nhất. Cục trưởng được bổ nhiệm sẽ giữ nguyên chức vụ cho đến Hội nghị Toàn quyền lần sau.

18

6

 

Theo quy định hiện hành tại Điều 27 của Hiến chương, Hội đồng phải tiến hành bổ nhiệm người vào ghế Tổng thư ký hay Phó Tổng thư ký theo các trường hợp cụ thể quy định tại Điều này tại một kỳ họp thường niên của Hội đồng, nếu kỳ họp đó tổ chức trong vòng 90 ngày kể từ khi ghế bị khuyết, hoặc tại một kỳ họp do Chủ tịch Hội đồng triệu tập trong thời gian quy định cụ thể tại Điều này.

19

7

 

Thời gian phục vụ của một viên chức được bổ nhiệm theo những quy định ghi tại các Điểm 14 đến 18 trên đây không ảnh hưởng đến quyền ứng cử hoặc tái cử của viên chức đó vào những vị trí đó.

- Thành viên Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến

20

1

 

Những thành viên của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến nhậm chức vào những ngày do Hội nghị Toàn quyền ấn định khi tiến hành bầu cử. Nhiệm kỳ của họ tính đến ngày do Hội nghị Toàn quyền lần sau ấn định. Họ có thể được tái ứng cử nhưng không quá một lần.

21

2

 

Nếu trong khoảng thời gian giữa hai Hội nghị Toàn quyền, một thành viên của Uỷ ban xin từ chức hoặc không còn ở vị trí để thực thi trách nhiệm của mình nữa. Tổng thư ký, sau khi tham khảo ý kiến của Cục trưởng Cục Thông tin vô tuyến, phải mời các Quốc gia Thành viên thuộc khu vực có liên quan đề xuất những ứng cử viên thay thế để Hội đồng bầu một người tại kỳ họp sắp tới. Tuy nhiên, nếu thời điểm khuyết thành viên đó xảy ra quá 90 ngày trước một kỳ họp Hội đồng hoặc sau kỳ họp Hội đồng sát trước Hội nghị Toàn quyền lần sau, Quốc gia Thành viên có liên quan phải đề cử, càng sớm càng tốt và trong vòng 90 ngày, một người thuộc quốc gia đó thay thế và người này sẽ giữ chức cho đến khi người được Hội đồng bầu ra lên thay hoặc cho đến khi các thành viên của Uỷ ban mới do Hội nghị Toàn quyền lần sau bầu ra lên nhậm chức, tuỳ từng trường hợp. Người thay thế được quyền ứng cử tại Hội đồng hoặc Hội nghị Toàn quyền khi thích hợp.

22

3

 

Một thành viên của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến được xem như không còn đủ tư cách thực hiện chức năng nếu vắng mặt nhiều lần liên tiếp tại các cuộc họp của Uỷ ban. Tổng thư ký, sau khi tham khảo ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban, của chính thành viên đó và của Quốc gia Thành viên liên quan, tuyên bố có một vị trí khuyết tại Uỷ ban và tiến hành các thủ tục như quy định ở Điểm 21 trên đây.

 

ĐIỀU 3
CÁC HỘI NGHỊ VÀ KHOÁ HỌP KHÁC

 

23

1

 

Phù hợp với những quy định thích hợp của Hiến chương, những hội nghị và khoá họp thế giới sau đây của Liên minh được triệu tập trong thời gian giữa hai hội nghị toàn quyền:

24

A)

Một hay hai hội nghị thông tin vô tuyến thế giới;

25

B)

Một khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới;

26

C)

Một hội nghị phát triển viễn thông thế giới;

27

D)

Một hay hai khoá họp thông tin vô tuyến.

28

2

 

Trong trường hợp bất thường, trong thời gian giữa hai Hội nghị Toàn quyền:

29

(bỏ)

 

 

 

30

-

 

Một khoá họp bổ sung về tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới có thể được triệu tập.

31

3

 

Điều đó tuỳ thuộc:

32

A)

Theo quyết định của một Hội nghị Toàn quyền;

33

B)

Theo khuyến nghị của hội nghị hoặc khoá họp thế giới lần trước về lĩnh vực liên quan, nếu được Hội đồng thông qua; trong trường hợp khoá họp về thông tin vô tuyến, khuyến nghị về khoá họp sẽ được chuyển tới hội nghị thông tin vô tuyến thế giới tiếp theo để lấy ý kiến đưa ra Hội đồng xem xét;

34

C)

Theo yêu cầu của ít nhất là 1/4 số Quốc gia Thành viên gửi riêng rẽ đề nghị của mình đến Tổng thư ký; hoặc

35

D)

Theo đề nghị của Hội đồng;

36

4

 

Một hội nghị thông tin vô tuyến khu vực được triệu tập:

37

A)

Theo quyết định của một Hội nghị Toàn quyền;

38

B)

Theo khuyến nghị của một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới hay khu vực lần trước, nếu được Hội đồng thông qua;

39

C)

Theo yêu cầu của ít nhất 1/4 số Quốc gia Thành viên thuộc khu vực đó gửi riêng rẽ yêu cầu của họ đến Tổng thư ký; hoặc

40

D)

Theo đề nghị của Hội đồng.

41

5

1) Địa điểm và thời gian chính xác của một hội nghị hoặc của một khoá họp thông tin vô tuyến thế giới hay khu vực có thể được một Hội nghị Toàn quyền ấn định.

42

 

2) Khi không có một quyết định như vậy, Hội đồng sẽ quyết định địa điểm và thời gian chính xác của một hội nghị thế giới hay một khoá họp của lĩnh vực với sự nhất trí của đa số Quốc gia Thành viên, hoặc một hội nghị khu vực với sự nhất trí của đa số Quốc gia Thành viên trong khu vực đó. Trong cả hai trường hợp đều phải tuân thủ những quy định tại Điểm 47 dưới đây.

43

6

1) Địa điểm và thời gian của một Hội nghị Thế giới hay một khoá họp có thể thay được thay đổi:

44

A)

Theo yêu cầu của ít nhất 1/4 số Quốc gia Thành viên nếu đó là một hội nghị thế giới hay một khoá họp của lĩnh vực, hoặc của 1/4 số Quốc gia Thành viên thuộc khu vực liên quan nếu đó là một hội nghị khu vực. Những yêu cầu này được gửi một cách riêng rẽ đến Tổng thư ký để trình lên Hội đồng xem xét thông qua; hoặc

45

B)

Theo đề nghị của Hội đồng.

46

 

2) Trong những trường hợp nói ở các Điểm 44 và 45 trên đây, những đề nghị thay đổi chỉ được thông qua với sự chấp thuận của đa số Quốc gia Thành viên nếu đó là một Hội nghị Thế giới hay một khoá họp, hoặc đa số Quốc gia Thành viên thuộc khu vực thông qua nếu đó là một hội nghị khu vực và đều phải tuân thủ những quy định ghi tại Điểm 47 dưới đây.

47

7

 

Trong các cuộc tham khảo ý kiến như nói ở các Điểm 42, 46, 118, 123, 138, 302, 304, 305, 307 và 312 của Công ước này, những Quốc gia Thành viên không trả lời trong thời hạn như Hội đồng đã quy định coi như không tham gia các cuộc tham khảo ý kiến đó và do đó không được xem xét khi tính đa số. Nếu số Thành viên trả lời thông qua không quá 1/2 số Quốc gia Thành viên được tham khảo thì có thể tiến hành một cuộc tham khảo mới mà kết quả sẽ là quyết định dù số Thành viên trả lời không quá bán.

48

8

1) Những Hội nghị Thế giới về Viễn thông Quốc tế được triệu tập theo quyết định của Hội nghị Toàn quyền.

49

 

2) Những quy định liên quan đến việc triệu tập, việc thông qua chương trình nghị sự và những điều kiện tham gia một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới, khi thích hợp, cũng được áp dụng cho những Hội nghị Thế giới về Viễn thông Quốc tế.

 

MỤC 2

ĐIỀU 4
HỘI ĐỒNG

 

50

1

 

Số lượng Thành viên Hội đồng sẽ được xác định bởi Hội nghị Toàn quyền được tổ chức 4 năm một lần.

50A

2

 

Số lượng này không được vượt quá 25% tổng số Quốc gia Thành viên.

51

 

1) Hội đồng họp thường kỳ mỗi năm một lần tại trụ sở của Liên minh.

52

 

2) Trong kỳ họp này, Hội đồng có thể quyết định, trong trường hợp đặc biệt, tổ chức một kỳ họp bổ sung.

53

 

3) Trong thời gian giữa những kỳ họp thường niên, kỳ họp bổ sung này có thể được triệu tập bởi Chủ tịch Hội đồng, thông thường tại trụ sở của Liên minh, theo yêu cầu của đa số Quốc gia Thành viên, hay theo sáng kiến của Chủ tịch phù hợp với những điều kiện ghi ở Điểm 18 của Công ước này.

54

3

 

Hội đồng chỉ đưa ra quyết định trong kỳ họp. Trường hợp đặc biệt, Hội đồng có thể nhất trí trong kỳ họp đó về việc một vấn đề cụ thể nào đó có thể được quyết định bằng cách thăm dò ý kiến.

55

4

 

Mở đầu một kỳ họp thường niên, Hội đồng phải bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch trong số các đại biểu của các Quốc gia Thành viên theo nguyên tắc luân phiên giữa các khu vực. Chủ tịch và Phó Chủ tịch giữ chức vụ cho đến lúc khai mạc kỳ họp thường niên sau và không được bầu lại. Phó Chủ tịch thay thế khi Chủ tịch vắng mặt.

56

5

 

Người được một Thành viên cử đại diện tại Hội đồng, trong phạm vi có thể được, phải là một viên chức của cơ quan Chính phủ về viễn thông của Thành viên đó, hoặc chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cơ quan đó hay nhân danh cơ quan đó; người này phải có trình độ về các dịch vụ viễn thông.

57

6

 

Liên minh chỉ đài thọ chi phí đi đường, ăn ở và bảo hiểm cho đại diện mỗi Quốc gia Thành viên Hội đồng khi thực hiện chức năng của mình tại các kỳ họp của Hội đồng.

58

7

 

Đại diện của mỗi Quốc gia Thành viên của Hội đồng có quyền, với tư cách quan sát viên, dự tất cả những cuộc họp của các lĩnh vực của Liên minh.

59

8

 

Tổng thư ký đảm nhận chức năng Thư ký của Hội đồng.

60

9

 

Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký và Cục trưởng các Cục quản lý có thể tham dự những cuộc thảo luận của Hội đồng nhưng không được tham gia biểu quyết. Tuy nhiên, Hội đồng có quyền triệu tập các buổi họp chỉ dành riêng cho những đại diện của Quốc gia Thành viên trong Hội đồng.

60A

 

Một Quốc gia Thành viên không phải là Thành viên của Hội đồng có thể, với việc thông báo trước cho Tổng thư ký, cử một quan sát viên bằng ngân sách riêng của mình tới dự các cuộc họp của Hội đồng, của các Uỷ ban và các nhóm công tác của Hội đồng. Quan sát viên không có quyền biểu quyết hoặc phát biểu tại các cuộc họp.

61

10

Hội đồng phải xem xét báo cáo hàng năm của Tổng thư ký về việc thực hiện kế hoạch chiến lược thông qua tại Hội nghị Toàn quyền và tiến hành những biện pháp phù hợp.

62

11

Hội đồng phải, trong thời gian giữa các Hội nghị Toàn quyền, giám sát công việc quản lý và quản trị trong toàn Liên minh; đặc biệt là:

63

 

1) Thông qua và sửa đổi Quy chế Nhân sự và Thể lệ tài chính của Liên minh và những thể lệ khác nếu xét thấy cần thiết, căn cứ vào các hoạt động thực tế hiện hành của Tổ chức Liên hợp quốc và của các cơ quan chuyên môn đang áp dụng chế độ chung về lương, phụ cấp và lương hưu;

64

 

2) Điều chỉnh nếu cần thiết:

65

A)

Những thang lương cơ bản của nhân viên chuyên nghiệp và cao cấp hơn, trừ thang lương của những chức vụ do bầu cử, để phù hợp với những thay đổi trong những thang lương cơ bản đã định của Liên hợp quốc cho những đối tượng tương ứng theo chế độ chung;

66

B)

Những thang lương cơ bản của nhân viên phục vụ thông thường cho phù hợp với các thay đổi trong mức lương đã được áp dụng bởi Liên hợp quốc và những cơ quan chuyên môn tại trụ sở Liên minh;

67

C)

Những điều chỉnh chức vụ cho hạng chuyên nghiệp và cao cấp hơn, kể cả các chức vụ do bầu cử, theo những quyết định của Liên hợp quốc được áp dụng tại trụ sở Liên minh;

68

D)

Những phụ cấp mà toàn thể nhân viên của Liên minh được hưởng, phù hợp với sự thay đổi trong chế độ chung của Liên hợp quốc.

69

 

3) Đưa những quyết định để bảo đảm việc phân bố công bằng theo vùng địa lý và sự đại diện của nữ giới trong các thang bậc Chuyên môn và cao cấp hơn trong nhân sự của Liên minh và giám sát việc thi hành những quyết định đó;

70

4) Quyết định về những đề nghị thay đổi cơ bản về tổ chức trong Văn phòng Liên minh và các Văn phòng của các lĩnh vực của Liên minh, phù hợp với Hiến chương và Công ước này, do Tổng thư ký trình lên Hội đồng sau khi đã được Uỷ ban Điều phối xem xét.

71

 

5) Xem xét và quyết định những kế hoạch liên quan đến các chức vụ công tác và nhân viên cũng như những chương trình phát triển nguồn nhân lực của Liên minh kéo dài một số năm, và đưa ra hướng dẫn về biên chế của Liên minh - cả các thang bậc, trình độ lẫn cấu trúc biên chế - có tính đến những hướng dẫn của Hội nghị Toàn quyền và những quy định phụ hợp tại Điều 27 của Hiến chương.

72

 

6) Chỉnh lại, nếu cần thiết, những đóng góp của Liên minh và của nhân viên vào Quỹ Trợ cấp Hưu trí Chung cho Nhân viên của Liên hợp quốc, theo quy chế và thể lệ của Quỹ này cũng như phụ cấp đắt đỏ cho những nhân viên của Liên minh được hưởng theo các Quỹ Bảo hiểm và Trợ cấp đang áp dụng trong thực tế.

73

 

7) Xem xét và thông qua ngân sách hai năm của Liên minh và xem xét ngân sách dự kiến cho chu kỳ hai năm tiếp theo, căn cứ vào các quyết định của Hội nghị Toàn quyền phù hợp với Điểm 50 của Hiến chương và giới hạn về chi tiêu đã được Hội nghị Toàn quyền xác định phù hợp với quy định ghi tại Điểm 51 của Hiến chương; Hội đồng phải đảm bảo chi tiêu hết sức tiết kiệm nhưng cũng phải có trách nhiệm giúp Liên minh đạt được những kết quả thoả đáng càng nhanh càng tốt. Khi làm việc này, Hội đồng sẽ tính đến những ý kiến của Uỷ ban Điều phối trình bày trong báo cáo của Tổng thư ký được nêu ở Điểm 86 của Công ước này và báo cáo quản lý tài chính được nêu tại Điểm 101 của Công ước này.

74

 

8) Thu xếp để kiểm toán hàng năm các khoản chi tiêu của Liên minh do Tổng thư ký chuẩn bị và duyệt các khoản chi tiêu đó, nếu thích hợp, để trình lên Hội nghị Toàn quyền lần sau.

75

 

9) Thu xếp việc triệu tập các hội nghị của Liên minh và chỉ đạo Văn phòng Liên minh cũng như các Lĩnh vực của Liên minh, với sự nhất trí của đa số Quốc gia Thành viên nếu là một Hội nghị Thế giới, hay của đa số Quốc gia Thành viên thuộc khu vực liên quan nếu là hội nghị khu vực, về việc trợ giúp kỹ thuật và các hỗ trợ khác trong việc chuẩn bị và tổ chức các hội nghị.

76

 

10) Thực hiện các quyết định liên quan đến Điểm 28 của Công ước này.

77

 

11) Quyết định về việc thi hành những quyết định của các hội nghị có liên quan đến tài chính.

78

 

12) Trong những giới hạn được ghi trong Hiến chương, Công ước này và các Thệ lệ Hành chính, áp dụng mọi biện pháp khác xét thấy cần thiết để bảo đảm cho hoạt động thông suốt của Liên minh.

79

 

13) Tiến hành các biện pháp cần thiết, với sự nhất trí của đa số Quốc gia Thành viên, để giải quyết tạm thời những vấn đề không dự kiến trong Hiến chương, trong Công ước này, trong các Thể lệ Hành chính và các phụ lục mà không thể chờ đến hội nghị có thẩm quyền lần sau giải quyết;

80

 

14) Chịu trách nhiệm bảo đảm sự phối hợp với tất cả những tổ chức quốc tế khác nói ở Điều 49 và 50 của Hiến chương và vì mục đích đó, đại diện cho Liên minh để ký kết những hiệp định tạm thời với những tổ chức quốc tế nói ở Điều 50 của Hiến chương và nói ở các Điểm 260 và 261 của Công ước này, và với Liên hợp quốc trong việc áp dụng Hiệp định giữa tổ chức Liên hợp quốc và Liên minh Viễn thông Quốc tế; những Hiệp định tạm thời này phải được đệ trình lên Hội nghị Toàn quyền theo quy định tại Điều 8 của Hiến chương.

81

 

15) Gửi đến tất cả các Quốc gia Thành viên, càng sớm càng tốt, sau mỗi kỳ họp, các bản báo cáo tóm tắt về công việc của Hội đồng cũng như những tài liệu xét thấy có ích.

82

 

16) Đệ trình lên Hội nghị Toàn quyền bản báo cáo về hoạt động của Liên minh từ Hội nghị Toàn quyền lần trước cũng như những khuyến nghị thích hợp.

 

MỤC 3

ĐIỀU 5
VĂN PHÒNG LIÊN MINH

 

83

1

 

Tổng thư ký phải:

84

A)

Chịu trách nhiệm về quản lý tổng thể các nguồn lực của Liên minh; có thể uỷ nhiệm cho Phó Tổng thư ký cũng như Cục trưởng các Cục quản lý một phần nguồn lực đó, sau khi tham khảo ý kiến Uỷ ban Điều phối nếu cần thiết;

85

B)

Điều phối các hoạt động của Văn phòng Liên minh và của các Lĩnh vực của Liên minh, có tính đến ý kiến của Uỷ ban Điều phối, với mục tiêu bảo đảm việc sử dụng các nguồn lực của Liên minh một cách có hiệu quả và kinh tế nhất;

86

C)

Chuẩn bị, với sự hỗ trợ của Uỷ ban Điều phối, và đệ trình lên Hội đồng một bản báo cáo về những thay đổi trong môi trường viễn thông kể từ hội nghị toàn quyền lần trước và có những khuyến nghị về những hành động liên quan đến chính sách và chiến lược tương lai của Liên minh kèm theo những tác động về tài chính liên quan;

86A

C-bis)

Điều phối việc thực hiện kế hoạch chiến lược đã thông qua tại Hội nghị Toàn quyền và chuẩn bị bản báo cáo hàng năm về tiến trình thực hiện này để trình Hội đồng xem xét;

87

D)

Tổ chức công việc của Văn phòng Liên minh và bổ nhiệm nhân viên Văn phòng phù hợp với chỉ thị của Hội nghị Toàn quyền và quy định do Hội đồng đề ra;

87A

D-bis)

Chuẩn bị kế hoạch hoạt động hàng năm và dự trù kinh phí các hoạt động sẽ do các nhân viên của Văn phòng Liên minh thực hiện nhằm hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch chiến lược để trình Hội đồng xem xét;

88

E)

Tiến hành sắp xếp hành chính trong các Cục quản lý các Lĩnh vực của Liên minh và bổ nhiệm nhân viên của các Cục quản lý đó dựa vào sự lựa chọn và đề nghị của Cục trưởng các Cục quản lý, mặc dù quyền quyết định cuối cùng về bổ nhiệm và thải hồi thuộc về Tổng thư ký;

89

F)

Thông báo cho Hội đồng biết mọi quyết định của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn có tác động đến điều kiện công việc, phụ cấp và bảo hiểm xã hội chung;

90

G)

Đảm bảo việc áp dụng mọi quy định mà Hội đồng thông qua;

91

H)

Cung cấp những ý kiến tư vấn pháp lý cho Liên minh;

92

I)

Giám sát nhân viên của Liên minh, theo mục đích quản lý hành chính, để bảo đảm việc sử dụng nhân viên một cách có hiệu quả nhất và áp dụng những điều kiện hợp đồng nhân viên theo chế độ chung của Liên minh. Nhân viên được chỉ định trực tiếp giúp Cục trưởng các Cục quản lý phải đặt dưới sự quản lý hành chính của Tổng thư ký và phải làm việc theo chỉ đạo trực tiếp của các Cục trưởng liên quan, nhưng phải phù hợp với những chỉ thị hành chính chung của Hội đồng;

93

J)

Vì lợi ích chung của Liên minh và có sự tham khảo ý kiến của Cục trưởng các Cục quản lý liên quan, tạm thời phân công lại nhân viên so với các vị trí tuyển dụng của họ khi cần thiết để đáp ứng những biến động của công việc tại trụ sở của Liên minh;

94

K)

Với sự nhất trí của Cục trưởng các Cục quản lý liên quan, tiến hành những chuẩn bị về hành chính và tài chính cần thiết cho các hội nghị và các cuộc họp của từng Lĩnh vực;

95

L)

Trên cơ sở trách nhiệm của mỗi Lĩnh vực, đảm nhiệm công tác thư ký thích hợp để chuẩn bị trước và sau những hội nghị của Liên minh;

96

M)

Chuẩn bị những khuyến nghị cho cuộc họp đầu tiên của các Trưởng đoàn đại biểu như nêu ở Điểm 342 của Công ước này, có tính đến những kết quả của các cuộc tham khảo ý kiến tại các khu vực;

97

N)

Bảo đảm cung cấp đội ngũ thư ký cho các hội nghị của Liên minh, có sự hợp tác của Chính phủ nước đăng cai khi thích hợp, đồng thời cung cấp những phương tiện và dịch vụ cần thiết cho việc tổ chức những hội nghị của Liên minh, có sự phối hợp với Cục trưởng liên quan khi cần thiết, trong việc sử dụng nhân viên Liên minh như ghi tại Điểm 93 trên đây. Tổng thư ký, nếu được yêu cầu, cũng có thể cung cấp đội ngũ thư ký cho mọi cuộc họp liên quan đến viễn thông trên cơ sở hợp đồng;

98

O)

Tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc xuất bản và phân phối kịp thời những tài liệu phục vụ, bản tin, các tài liệu khác và các báo cáo do Văn phòng Liên minh và các Lĩnh vực soạn thảo, gửi đến Liên minh hoặc ấn phẩm cho các hội nghị hay Hội đồng yêu cầu công bố; danh mục các tài liệu xuất bản phải do Hội đồng đưa ra, sau khi tham khảo ý kiến hội nghị liên quan về các tài liệu phục vụ và các tài liệu khác mà các hội nghị này yêu cầu xuất bản;

99

P)

Xuất bản định kỳ, trên cơ sở những thông tin Tổng thư ký nhận được và/hoặc thu thập được, kể cả thông tin được thu nhận từ các tổ chức quốc tế khác, một tạp chí cung cấp thông tin và tư liệu chung về viễn thông;

100

Q)

Sau khi tham khảo ý kiến của Uỷ ban Điều phối và thực hiện chính sách tiết kiệm, chuẩn bị và trình lên Hội đồng một dự trù ngân sách hai năm bao gồm các chi tiêu của Liên minh trong giới hạn đã định taị Hội nghị Toàn quyền. Dự trù này gồm có ngân sách tổng thể, kể cả các ngân sách dựa trên cơ sở chi phí của ba Cục quản lý, được chuẩn bị theo hướng dẫn ngân sách của Tổng thư ký, và được lập thành hai bản. Một bản không có phần bổ sung các đơn vị đóng góp, bản kia với mức bổ sung thấp hơn hoặc bằng giới hạn do Hội nghị Toàn quyền ấn định, sau khi đã trích vào Tài khoản Dự phòng. Nghị quyết về ngân sách, sau khi được Hội đồng thông qua, phải được thông báo cho tất cả Quốc gia Thành viên;

101

R)

Với sự giúp đỡ của Uỷ ban Điều phối, lập báo cáo hàng năm về quản lý tài chính theo các quy định của các Thể lệ tài chính và trình lên Hội đồng. Một báo cáo về quản lý tài chính tổng hợp và quyết toán được lập và trình lên Hội nghị Toàn quyền lần sau để xem xét và thông qua;

102

S)

Với sự giúp đỡ của Uỷ ban Điều phối, lập báo cáo hàng năm về hoạt động của Liên minh và sau khi Hội đồng thông qua, báo cáo này được chuyển đến tất cả các Quốc gia Thành viên.

102A

S-bis)

Quản lý các thoả thuận đặc biệt được nêu trong Điều 76A của Hiến chương, chi phí quản lý này sẽ do các bên tham gia ký kết thoả thuận chịu, theo cách thức do các thành viên thống nhất với nhau và với Tổng thư ký.

103

T)

Thực hiện tất cả các chức năng thư ký khác của Liên minh;

104

U)

Thực hiện mọi chức năng khác mà Hội đồng giao cho.

105

2

 

Tổng thư ký hay Phó Tổng thư ký có thể dự, với tư cách tư vấn, các hội nghị của Liên minh; Tổng thư ký hay người đại diện của Tổng thư ký có thể dự với tư cách tư vấn trong tất cả các cuộc họp khác của Liên minh.

 

MỤC 4

ĐIỀU 6
UỶ BAN ĐIỀU PHỐI

 

106

1

1) Uỷ ban Điều phối phải giúp đỡ và cố vấn cho Tổng thư ký về tất cả những vấn đề được quy định tại Điều 26 của Hiến chương cũng như tại các điều khoản thích hợp của Công ước này.

107

 

2) Uỷ ban có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp với tất cả các tổ chức quốc tế nêu ở các Điều 49 và 50 của Hiến chương về việc đại diện của Liên minh tại những hội nghị của các tổ chức đó.

108

 

3) Uỷ ban phải xem xét kết quả những hoạt động của Liên minh và giúp Tổng thư ký chuẩn bị báo cáo như nói ở Điểm 86 của Công ước này để trình lên Hội đồng.

109

2

 

Uỷ ban phải cố gắng đạt được nhất trí về kết luận của mình. Trường hợp đặc biệt không được đa số nhất trí, Chủ tịch Uỷ ban có thể đưa ra những quyết định trong những trường hợp ngoại lệ, và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu thấy vấn đề là khẩn cấp, không thể chờ kỳ họp lần sau của Hội đồng. Trong những trường hợp này, Chủ tịch phải báo cáo ngay bằng văn bản cho các Quốc gia Thành viên Hội đồng về các vấn đề đó, chỉ rõ những lý do đưa đến những quyết định trên và cả ý kiến của những thành viên khác trong Uỷ ban. Trong trường hợp những vấn đề không khẩn cấp nhưng quan trọng, thì phải trình Hội đồng xem xét vào kỳ họp lần sau.

110

3

 

Chủ tịch triệu tập họp Uỷ ban ít nhất mỗi tháng một lần; Uỷ ban cũng có thể họp trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của ít nhất là hai thành viên Uỷ ban.

111

4

 

Một báo cáo về tiến trình công việc của Uỷ ban Điều phối được soạn và gửi đến các Quốc gia Thành viên Hội đồng theo yêu cầu.

 

MỤC 5
LĨNH VỰC THÔNG TIN VÔ TUYẾN

ĐIỀU 7
HỘI NGHỊ THÔNG TIN VÔ TUYẾN THẾ GIỚI

 

112

1

 

Theo Điều 90 của Hiến chương, một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới được triệu tập để xem xét những vấn đề thông tin vô tuyến cụ thể. Một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới phải giải quyết các vấn đề ghi trong chương trình nghị sự được chấp nhận theo những quy định thích hợp tại Điều này.

113

2

1) Chương trình nghị sự của một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới gồm có:

114

A)

Việc sửa đổi một phần hay, trong trường hợp đặc biệt, toàn bộ Thể lệ Thông tin vô tuyến nêu ở Điều 4 của Hiến chương;

115

B)

Các vấn đề khác mang tính toàn cầu thuộc thẩm quyền của hội nghị;

116

C)

Vấn đề liên quan đến những chỉ thị cho Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến và cho Cục quản lý thông tin vô tuyến về những hoạt động của họ và việc xem xét những hoạt động đó;

117

D)

Xác định những vấn đề mà khoá họp và các nhóm công tác về thông tin vô tuyến phải nghiên cứu cũng như những vấn đề liên quan đến các hội nghị thông tin vô tuyến trong tương lai mà khoá họp này sẽ phải xem xét.

118

 

2) Phạm vi chung của chương trình nghị sự phải được định trước từ bốn đến sáu năm, và chương trình nghị sự chính thức phải được Hội đồng quyết định khoảng hai năm trước hội nghị, với sự nhất trí của đa số Quốc gia Thành viên, phù hợp với quy định tại Điểm 47 của Công ước này. Cả hai chương trình nghị sự nói trên đều phải được lập dựa trên những khuyến nghị của hội nghị thông tin vô tuyến thế giới, phù hợp với Điểm 126 của Công ước này.

119

 

3) Chương trình nghị sự này phải bao gồm cả mọi vấn đề đã được một Hội nghị Toàn quyền quyết định đưa vào chương trình nghị sự.

120

3

1) Chương trình nghị sự có thể thay đổi:

121

A)

Theo yêu cầu của ít nhất là 1/4 số Quốc gia Thành viên. Những yêu cầu này được gửi về riêng rẽ đến Tổng thư ký, người sẽ chuyển chúng tới Hội đồng để xét thông qua; hoặc

122

B)

Theo đề nghị của Hội đồng.

123

 

2) Những sửa đổi chương trình nghị sự dự kiến cho một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới không được coi là chấp nhận chính thức trừ phi có sự thoả thuận của đa số Quốc gia Thành viên, theo những quy định tại Điểm 47 của Công ước này.

124

4

 

Ngoài ra, hội nghị:

125

 

1) Xem xét và thông qua báo cáo của Cục trưởng Cục quản lý về những hoạt động của Lĩnh vực kể từ hội nghị lần trước.

126

 

2) Chuyển các khuyến nghị liên quan đến chương trình nghị sự của hội nghị sắp tới đến Hội đồng, trình bày ý kiến về chương trình nghị sự của các hội nghị trong một chu kỳ ít nhất 4 năm cùng với các dự trù về tài chính của những hội nghị đó;

127

 

3) Đưa vào quyết định của hội nghị những chỉ thị hay những yêu cầu, tuỳ theo trường hợp, gửi cho Tổng thư ký và các Lĩnh vực của Liên minh.

128

5

 

Chủ tịch và các Phó Chủ tịch của khoá họp thông tin vô tuyến, của các nhóm nghiên cứu thích hợp, có thể tham dự hội nghị thông tin vô tuyến liên quan.

 

ĐIỀU 8
KHOÁ HỌP THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

129

1

 

Một khoá họp thông tin vô tuyến phải giải quyết và đưa ra, khi thích hợp, những khuyến nghị liên quan đến những vấn đề được thông qua theo các thủ tục riêng của mình, hoặc được Hội nghị Toàn quyền, một hội nghị khác, Hội đồng hay Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến đề cập tới.

130

2

 

Tính đến Điểm 129 trên đây, khoá họp thông tin vô tuyến phải:

131

 

1) Xem xét báo cáo của các nhóm nghiên cứu được chuẩn bị theo những quy định ở Điểm 157 của Công ước này và phê duyệt, sửa đổi hay bác bỏ những dự kiến khuyến nghị trong những báo cáo đó và xem xét các báo cáo do nhóm tư vấn về thông tin vô tuyến chuẩn bị phù hợp vơí Điểm 160H của Công ước này;

132

 

2) Lưu ý đến sự cần thiết phải giới hạn những đòi hỏi đối với những nguồn lực của Liên minh đến một mức tối thiểu, thông qua chương trình làm việc nảy sinh qua xem xét những vấn đề hiện tại và những vấn đề mới, xác định các vấn đề ưu tiên, các vấn đề cấp bách, dự trù tài chính và định ra thời gian biểu để hoàn thành các nghiên cứu của mình;

133

 

3) Quyết định, dựa vào chương trình làm việc nói ở Điểm 132 trên đây, về nhu cầu phải duy trì, kết thúc hay thành lập các nhóm nghiên cứu và xác định các vấn đề cần nghiên cứu của từng nhóm;

134

 

4) Tập hợp các vấn đề liên quan đến lợi ích các nước đang phát triển đến mức có thể, nhằm tạo điều kiện cho sự tham gia của các nước đó trong việc nghiên cứu các vấn đề đó;

135

 

5) Góp ý kiến về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình đáp ứng các yêu cầu của một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới;

136

 

6) Báo cáo tại hội nghị vô tuyến, viễn thông thế giới liên quan về những tiến triển trong các vấn đề có thể sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của các hội nghị thông tin vô tuyến trong tương lai.

137

3

 

Một khoá họp thông tin vô tuyến thế giới phải tiến hành dưới quyền chủ toạ của một người được Chính phủ của nước đăng cai chỉ định, hoặc trong trường hợp hội nghị này tổ chức tại trụ sở của Liên minh, do một người được chính khoá họp bầu ra. Chủ tịch hội nghị có sự hỗ trợ của các Phó Chủ tịch được khoá họp bầu ra.

137A

 

Một khoá họp thông tin vô tuyến có thể đưa ra những vấn đề cụ thể trong phạm vi thẩm quyền của mình để lấy ý kiến của nhóm tư vấn thông tin vô tuyến.

 

ĐIỀU 9
CÁC HỘI NGHỊ THÔNG TIN VÔ TUYẾN KHU VỰC

 

138

 

Chương trình nghị sự của một hội nghị thông tin vô tuyến khu vực chỉ có thể bàn về những vấn đề thông tin vô tuyến đặc trưng có tính chất khu vực, kể cả những chỉ thị gửi cho Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến và Cục Thông tin vô tuyến về những hoạt động của họ có liên quan đến khu vực, với điều kiện là những chỉ thị trên không mâu thuẫn với lợi ích của những khu vực khác. Chỉ những vấn đề ghi trong chương trình nghị sự mới có thể được hội nghị thảo luận. Những quy định ghi tại các Điểm từ 118 đến 123 của Công ước này được áp dụng cho những hội nghị thông tin vô tuyến khu vực, nhưng chỉ với những Quốc gia Thành viên của khu vực liên quan.

 

ĐIỀU 10
UỶ BAN THỂ LỆ THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

139

(bỏ)

 

 

 

140

2

 

Ngoài những chức năng được trình bày ở Điều 14 của Hiến chương, Uỷ ban phải xem xét các báo cáo của Cục trưởng Cục Thông tin vô tuyến liên quan đến việc điều tra những trường hợp nhiễu gây tổn hại tiến hành theo yêu cầu do một hay nhiều cơ quan Chính phủ có liên quan và soạn thảo những khuyến nghị cần thiết.

141

3

 

Những thành viên của Uỷ ban có nghĩa vụ tham gia, với tư cách tư vấn, các hội nghị và các khoá họp thông tin vô tuyến. Chủ tịch và Phó Chủ tịch, hay những người đại diện được họ cử, có nghĩa vụ tham gia, với tư cách tư vấn, các Hội nghị Toàn quyền. Trong tất cả các trường hợp đó, những thành viên tham gia theo nghĩa vụ trên không được phép dự các hội nghị đó với tư cách thành viên của đoàn đại biểu quốc gia.

142

4

 

Chỉ có chi phí đi đường, tiền ăn và bảo hiểm mà các thành viên của Uỷ ban cần để thực hiện các chức năng của mình phục vụ Liên minh mới được Liên minh đài thọ.

143

5

 

Các phương pháp làm việc của Uỷ ban như sau:

144

 

1) Các thành viên Uỷ ban bầu trong số thành viên của mình một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch nắm quyền trong thời gian một năm. Sau mỗi năm, Phó Chủ tịch sẽ lên thay Chủ tịch và một Phó Chủ tịch mới sẽ được bầu. Trong trường hợp Chủ tịch và Phó Chủ tịch vắng mặt, những thành viên Uỷ ban phải bầu một Chủ tịch tạm thời trong số thành viên của mình.

145

 

2) Uỷ ban họp thường kỳ nhiều nhất là bốn lần mỗi năm, thường là tại trụ sở của Liên minh với ít nhất là 2/3 thành viên Uỷ ban phải có mặt và có thể thực hiện nhiệm vụ của mình qua các phương tiện thông tin hiện đại.

146

 

3) Uỷ ban phải cố gắng thống nhất khi ra các quyết định. Trường hợp không thành công, một quyết định chỉ được coi là có giá trị nếu ít nhất 2/3 thành viên biểu quyết tán thành. Mỗi thành viên Uỷ ban chỉ được một phiếu biểu quyết và không được phép bỏ phiếu theo uỷ quyền.

147

 

4) Uỷ ban có thể ra những quyết định nội bộ nếu thấy cần thiết nhưng phải tuân thủ những quy định của Hiến chương, Công ước này và Thể lệ Thông tin vô tuyến. Những quyết định đó được công bố như một phần Quy định Thủ tục của Uỷ ban.

 

 

ĐIỀU 11
CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU VỀ THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

148

1

 

Các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến được thành lập bởi một khoá họp thông tin vô tuyến.

149

2

1) Các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến sẽ nghiên cứu những chủ đề đã được thông qua theo các thủ tục do khoá họp thông tin vô tuyến thiết lập và chuẩn bị các dự kiến khuyến nghị sẽ đưa ra thông qua theo các quy định tại các Điểm từ 246A đến 247 của Công ước này.

149B

 

2) Các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến sẽ nghiên cứu những chủ đề được xác định trong các nghị quyết và khuyến nghị của các hội nghị thông tin vô tuyến thế giới. Kết quả của các nghiên cứu này sẽ đưa vào các khuyến nghị hoặc báo cáo chuẩn bị theo Điểm 156 dưới đây:

150

 

3) Việc nghiên cứu các vấn đề và chủ đề nói trên, theo các quy định của Điều 158 dưới đây, sẽ tập trung vào:

151

A)

Việc sử dụng phổ tần số vô tuyến điện trong thông tin vô tuyến mặt đất và thông tin vô tuyến không gian và của các quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh và các quỹ đạo vệ tinh khác;

152

B)

Các đặc điểm và hoạt động của các hệ thống vô tuyến điện;

153

C)

Hoạt động của các trạm thông tin vô tuyến;

154

D)

Các khía cạnh về thông tin vô tuyến của các vấn đề liên quan đến tai nạn và cứu hộ.

155

3)

Việc nghiên cứu trên thông thường không đề cập đến các vấn đề kinh tế, nhưng trong những trường hợp cần so sánh giữa nhiều giải pháp kỹ thuật và khai thác, những yếu tố kinh tế có thể được xem xét.

156

3

 

Các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến cũng phải tiến hành nghiên cứu chuẩn bị các vấn đề về kỹ thuật, khai thác và quy trình sẽ được xem xét tại các hội nghị thông tin vô tuyến thế giới và khu vực và soạn thảo báo cáo chi tiết về chủ đề đó theo chương trình làm việc đã được thông qua tại một khoá họp thông tin vô tuyến hoặc theo những chỉ thị của Hội đồng.

157

4

 

Mỗi nhóm nghiên cứu phải soạn thảo cho khoá họp thông tin vô tuyến một báo cáo về tiến độ của công việc và những khuyến nghị đã được thông qua theo thủ tục lấy ý kiến ghi tại Điểm 149 trên đây và những dự thảo khuyến nghị mới hay sửa đổi để khoá họp xem xét.

158

5

 

Căn cứ những quy định ghi tại Điểm 79 của Hiến chương, các nhiệm vụ trình bày ở các Điểm từ 151 đến 154 trên đây và ở Điểm 193 của Công ước này liên quan đến Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá viễn thông phải được thường xuyên xem xét lại ở cả Lĩnh vực Thông tin vô tuyến và Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông với mục tiêu nhằm thoả thuận thống nhất về những thay đổi cần thiết liên quan đến việc phân chia các vấn đề đang được nghiên cứu. Hai Lĩnh vực này phải cộng tác chặt chẽ với nhau và thông qua các thủ tục để tiến hành việc xem xét đó và thông qua các thoả thuận chung một cách kịp thời và có hiệu quả. Nếu không đạt được thống nhất thì có thể trình vấn đề thông qua Hội đồng lên Hội nghị Toàn quyền quyết định.

159

6

 

Trong khi tiến hành nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến phải chú ý thích đáng đến việc nghiên cứu những vấn đề và những khuyến nghị liên quan trực tiếp đến việc thiết lập, phát triển và cải tiến viễn thông ở các nước đang phát triển trên phạm vi khu vực và quốc tế. Trong khi thực thi công việc của mình các nhóm phải chú ý thích đáng đến công việc của những tổ chức quốc gia, khu vực và những tổ chức quốc tế khác liên quan đến thông tin vô tuyến và hợp tác với họ vì sự cần thiết để Liên minh giữ được vị trí ưu việt của mình trong lĩnh vực viễn thông.

160

7

 

Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đánh giá các hoạt động của Lĩnh vực Thông tin vô tuyến, các biện pháp phải được tiến hành nhằm tăng cường sự hợp tác và phối hợp với những tổ chức khác liên quan đến thông tin vô tuyến, với Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông và Lĩnh vực Phát triển Viễn thông. Một khoá họp thông tin vô tuyến sẽ quyết định nghĩa vụ cụ thể, điều kiện tham gia và những quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp nói trên.

 

ĐIỀU 11A
NHÓM TƯ VẤN THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

160A

1

 

Nhóm tư vấn thông tin vô tuyến sẽ áp dụng cơ chế mở đối với đại diện của các cơ quan quản lý của các Quốc gia Thành viên, đại diện của các Thành viên Lĩnh vực và Chủ tịch các nhóm nghiên cứu, và sẽ hoạt động thông qua Cục trưởng.

160B

2

 

Nhóm tư vấn về thông tin vô tuyến phải:

160C

 

1) Xem xét các ưu tiên, các chương trình, các hoạt động khai thác và các vấn đề tài chính và chiến lược liên quan đến các khoá họp thông tin vô tuyến, các nhóm nghiên cứu và các cuộc họp trù bị của các hội nghị thông tin vô tuyến và các vấn đề cụ thể được chỉ đạo tại một hội nghị của Liên minh, một khoá họp thông tin vô tuyến hay của Hội đồng;

160D

 

2) Xem xét tiến độ thực hiện chương trình làm việc được xây dựng theo Điểm 132 của Công ước này;

160E

 

3) Đưa ra hướng dẫn đối với công việc của các nhóm nghiên cứu;

160F

 

4) Khuyến nghị các biện pháp, ngoài những biện pháp khác, nhằm thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp với các cơ quan tiêu chuẩn khác, với Lĩnh vực Tiêu chuẩn Viễn thông, Lĩnh vực Phát triển Viễn thông và Văn phòng Liên minh;

160G

 

5) Thông qua quy trình công tác phù hợp với quy trình thông qua tại khoá họp thông tin vô tuyến;

160H

 

6) Chuẩn bị báo cáo cho Cục trưởng Cục Thông tin vô tuyến chỉ đạo các hoạt động liên quan đến các điểm trên;

 

ĐIỀU 12
CỤC THÔNG TIN VÔ TUYẾN

 

161

1

 

Cục trưởng Cục Thông tin vô tuyến phải tổ chức và điều phối công việc của Lĩnh vực Thông tin vô tuyến. Chức năng của Cục Thông tin vô tuyến được cụ thể hoá trong các điều khoản của Thể lệ Thông tin vô tuyến.

162

2

 

Đặc biệt, Cục trưởng phải,

163

 

1) Liên quan tới các hội nghị thông tin vô tuyến:

164

A)

Điều phối công việc chuẩn bị của các nhóm nghiên cứu và Cục, thông báo cho các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực về kết quả của công tác chuẩn bị, thu thập ý kiến của họ và trình một bản báo cáo tổng hợp tới hội nghị trong đó có thể có những đề nghị có tính chất quy chế;

165

B)

Có quyền tham gia, nhưng với tư cách tư vấn, những cuộc thảo luận chi tiết của khoá họp thông tin vô tuyến và của các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến. Cục trưởng sẽ tiến hành các công việc chuẩn bị cần thiết cho các hội nghị thông tin vô tuyến và các cuộc họp của Lĩnh vực thông tin vô tuyến cho tham khảo ý kiến Văn phòng Liên minh theo quy định ghi tại Điểm 94 của Công ước này và tham khảo ý kiến của các Lĩnh vực khác của Liên minh, khi thích hợp, quan tâm thích đáng đến những chỉ thị của Hội đồng liên quan đến việc chuẩn bị đó;

166

C)

Giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc chuẩn bị những hội nghị thông tin vô tuyến.

167

 

2) Liên quan tới Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến:

168

A)

Dự thảo những Quy định về Thủ tục và trình Uỷ ban Thông tin vô tuyến thông qua; những quy định đó, ngoài những nội dung khác, bao hàm cả những phương pháp tính và những số liệu cần thiết cho việc áp dụng những quy định của Thể lệ Thông tin vô tuyến;

169

B)

Thông báo cho các Quốc gia Thành viên những quy định về Thủ tục của Uỷ ban và thu thập những ý kiến của những cơ quan Chính phủ các nước về vấn đề này;

170

C)

Xử lý những thông tin nhận từ những cơ quan Chính phủ về việc áp dụng những quy định trong Thể lệ Thông tin vô tuyế\n, những hiệp định khu vực, và chuẩn bị những thông tin đó, khi cần thiết, dưới dạng văn bản thích hợp cho việc xuất bản;

171

D)

Áp dụng những Quy định về Thủ tục được Uỷ ban thông qua, chuẩn bị và công bố những phát hiện trên cơ sở thực hiện những quy định đó, và trình Uỷ ban xem xét lại những phát hiện theo yêu cầu của một cơ quan Chính phủ về những trường hợp có các vấn đề không thể giải quyết dựa trên những quy định đó;

172

E)

Dựa vào những quy định hiện hành của Thể lệ Thông tin vô tuyến, để hiệu lực hoá theo thứ tự nộp hồ sơ và đăng ký phân định tần số, và nếu cần thiết, cả những đặc tính của quỹ đạo liên quan và cập nhật vào Danh mục Đăng ký Tần số Quốc tế; kiểm tra lại những dữ liệu nhập trong Danh mục này để tuỳ trường hợp, sửa đổi hay huỷ bỏ những dữ liệu không phản ánh việc sử dụng thực tế của tần số, sau khi có thoả thuận với cơ quan Chính phủ của nước có liên quan;

173

F)

Giúp đỡ giải quyết những trường hợp nhiễu gây tổn hại khi cơ quan Chính phủ của một hay một số nước có liên quan yêu cầu và nếu cần thiết, tiến hành điều tra, lập báo cáo để Uỷ ban xem xét trong đó có trình bày những khuyến nghị đối với cơ quan Chính phủ có liên quan;

174

G)

Bảo đảm chức năng thư ký điều hành của Uỷ ban.

175

 

3) Điều phối công việc của các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến và chịu trách nhiệm tổ chức những công việc đó;

175A

3bis)

Cung cấp sự hỗ trợ cần thiết đối với nhóm tư vấn thông tin vô tuyến, báo cáo hàng năm tới các Quốc gia Thành viên, Thành viên Lĩnh vực và Hội đồng về kết quả hoạt động của nhóm tư vấn.

175B

3ter)

Tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự tham gia của các nước đang phát triển trong các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến.

176

 

4) Ngoài ra, còn phải:

177

A)

Tiến hành các nghiên cứu với mục đích hoàn thiện ý kiến tư vấn nhằm khai thác một số lớn nhất có thể được các kênh vô tuyến điện trong các miền của phổ tần số mà ở đó nhiễu gây tổn hại có thể xảy ra, và với mục đích sử dụng công bằng, có hiệu quả và tiết kiệm quỹ đạo các vệ tinh địa tĩnh và các quỹ đạo vệ tinh khác, có xét đến nhu cầu cần trợ giúp của các Quốc gia Thành viên, các nhu cầu đặc biệt của những nước đang phát triển cũng như hoàn cảnh địa lý đặc biệt của một số nước;

178

B)

Trao đổi với các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực về những số liệu dưới hình thức đọc được qua máy tính và những hình thức khác, lập và cập nhật những tài liệu và cơ sở dữ liệu của Lĩnh vực Thông tin vô tuyến, đồng thời thu xếp cùng Tổng thư ký khi cần thiết, việc ấn hành các tài liệu đó bằng những ngôn ngữ làm việc của Liên minh như quy định tại Điểm 172 của Hiến chương;

179

C)

Duy trì những hồ sơ thiết yếu đó;

180

D)

Trình hội nghị thông tin vô tuyến thế giới một báo cáo về hoạt động của Lĩnh vực Thông tin vô tuyến kể từ hội nghị lần trước; trong trường hợp một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới được dự kiến không tổ chức, một báo cáo về hoạt động của Lĩnh vực trong thời kỳ hai năm kể từ hội nghị lần trước để trình Hội đồng và thông báo tới các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực;

181

E)

Lập dự trù ngân sách dựa trên chi phí tương ứng với nhu cầu của Lĩnh vực thông tin vô tuyến và chuyển đến Tổng thư ký để Uỷ ban Điều phối xem xét và đưa vào ngân sách của Liên minh;

181A

E-bis)

Chuẩn bị kế hoạch hoạt động hàng năm và dự trù kinh phí cho các hoạt động do Cục tiến hành nhằm hỗ trợ toàn thể Lĩnh vực, đưa ra nhóm tư vấn thông tin vô tuyến xem xét theo Điều 11A của công ước này và trình Hội đồng.

182

3

 

Cục trưởng phải lựa chọn nhân viên kỹ thuật và hành chính của Cục trong phạm vi ngân sách được Hội đồng thông qua. Việc bổ nhiệm nhân viên kỹ thuật và hành chính này được Tổng thư ký thực hiện sau khi thoả thuận với Cục trưởng. Quyết định cuối cùng về bổ nhiệm hay sa thải thuộc về Tổng thư ký.

183

4

 

Cục trưởng phải cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật cho Lĩnh vực Phát triển Viễn thông trong khuôn khổ những quy định của Hiến chương và Công ước này.

 

MỤC 6
LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN HOÁ VIỄN THÔNG

 

ĐIỀU 13
KHOÁ HỌP TIÊU CHUẨN HOÁ VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

 

184

1

 

Theo Điểm 104 của Hiến chương, một khoá họp thế giới về tiêu chuẩn hoá viễn thông sẽ được triệu tập để xem xét những vấn đề cụ thể liên quan đến tiêu chuẩn hoá viễn thông.

185

2

 

Những vấn đề mà một khoá họp thế giới về tiêu chuẩn hoá viễn thông nghiên cứu, qua đó các khuyến nghị được nêu lên, phải là những vấn đề đã được thông qua theo những thủ tục của hội nghị đó hoặc đã được đề cập tại Hội nghị Toàn quyền, một hội nghị khác hoặc Hội đồng.

186

3

 

Theo những quy định ghi tại Điểm 104 của Hiến chương, khoá họp sẽ phải:

187

A)

Xem xét báo cáo của các nhóm nghiên cứu được chuẩn bị theo những quy định ghi tại Điểm 194 của Công ước này và thông qua, sửa đổi hoặc bác bỏ những dự thảo khuyến nghị trong các báo cáo, và xem xét báo cáo của nhóm tư vấn tiêu chuẩn hoá phù hợp với các Điểm 197J và 197K của Công ước này;

188

B)

Lưu tâm tới sự cần thiết phải giới hạn những đòi hỏi đối với các nguồn lực của Liên minh đến một mức tối thiểu, thông qua chương trình làm việc phát sinh qua xem xét những vấn đề hiện tại và những vấn đề mới, xác định các vấn đề ưu tiên, các vấn đề cấp bách, dự trù tài chính và định ra thời gian biểu để hoàn thành các nghiên cứu của mình;

189

C)

Dựa vào chương trình làm việc đã được thông qua như nói ở Điểm 188 trên đây, quyết định về sự cần thiết của việc duy trì hoặc kết thúc hay thành lập mới các nhóm nghiên cứu và giao cho từng nhóm đó các vấn đề nghiên cứu cụ thể;

190

D)

Tập hợp, trong chừng mực có thể, những vấn đề mà các nước đang phát triển quan tâm để tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đó tham gia nghiên cứu những vấn đề nói trên;

191

E)

Xem xét và thông qua bản báo cáo của Cục trưởng về những hoạt động của Lĩnh vực kể từ hội nghị lần trước.

191A

4

 

Một khoá họp thế giới về tiêu chuẩn hoá viễn thông có thể chỉ định những vấn đề cụ thể trong phạm vi thẩm quyền của mình cho nhóm tư vấn tiêu chuẩn hoá viễn thông để xác định những biện pháp cần thiết mà các vấn đề đó đòi hỏi.

191B

5

 

Một khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới phải tiến hành dưới quyền chủ toạ của một người được Chính phủ của nước đăng cai chỉ định, hoặc trong trường hợp hội nghị này tổ chức tại trụ sở của Liên minh, do một người được chính khoá họp bầu ra. Chủ tịch hội nghị có sự hỗ trợ của các Phó Chủ tịch được khoá họp bầu ra.

 

ĐIỀU 14
CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU VỀ TIÊU CHUẨN HOÁ VIỄN THÔNG

 

192

1

 

1) Các nhóm nghiên cứu về tiêu chuẩn hoá viễn thông nghiên cứu những vấn đề đã được thông qua theo những quy định do khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới ấn định và chuẩn bị dự thảo khuyến nghị để thông qua, phù hợp với các quy định của các Điểm 246A đến 247 của Công ước này.

193

 

2) Các nhóm nghiên cứu phải nghiên cứu, phù hợp với Điểm 195 dưới đây, các vấn đề về kỹ thuật, khai thác, cước phí và dự thảo các khuyến nghị về các vấn đề đó nhằm mục đích tiêu chuẩn hoá viễn thông trên phạm vi toàn cầu, kể cả những khuyến nghị về kết nối các hệ thống vô tuyến điện trong các mạng viễn thông công cộng và chất lượng hoạt động của những kết nối đó. Những vấn đề kỹ thuật hay khai thác chuyên về thông tin vô tuyến được trình bày ở các Điểm từ 151 đến 154 của Công ước này thuộc thẩm quyền của Lĩnh vực Thông tin vô tuyến.

194

 

3) Mỗi nhóm nghiên cứu sẽ chuẩn bị cho khoá họp về tiêu chuẩn hoá viễn thông một báo cáo chỉ rõ tiến độ công việc của nhóm, những khuyến nghị được thông qua theo thủ tục tư vấn nói ở Điểm 192 trên đây và những khuyến nghị mới hay sửa đổi mà khoá họp cần xem xét.

195

2

 

Căn cứ những quy định ghi tại Điểm 105 của Hiến chương, các nhiệm vụ trình bày ở Điểm 193 trên đây và tại các Điểm từ 151 đến 154 của Công ước này liên quan đến Lĩnh vực Thông tin vô tuyến phải được thường xuyên xem xét lại ở cả Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá viễn thông và Lĩnh vực Thông tin vô tuyến với mục tiêu nhằm thoả thuận thống nhất về những thay đổi cần thiết liên quan đến việc phân chia các vấn đề đang được nghiên cứu. Hai Lĩnh vực này phải cộng tác chặt chẽ với nhau và thông qua các thủ tục để tiến hành việc xem xét đó và thông qua các thoả thuận chung một cách kịp thời và có hiệu quả. Nếu không đạt được thống nhất thì có thể trình vấn đề thông qua Hội đồng lên Hội nghị Toàn quyền quyết định.

196

3

 

Trong khi tiến hành nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu tiêu chuẩn hoá viễn thông phải chú ý thích đáng đến việc nghiên cứu những vấn đề và những khuyến nghị liên quan trực tiếp đến việc thiết lập, phát triển và cải tiến viễn thông ở các nước đang phát triển cả trên phạm vi khu vực và quốc tế. Trong khi thực thi công việc của mình các nhóm phải chú ý thích đáng đến công việc của những tổ chức quốc gia, khu vực và những tổ chức tiêu chuẩn hoá viễn thông quốc tế khác và hợp tác với họ vì sự cần thiết để Liên minh giữ được vị trí ưu việt của mình trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá viễn thông toàn cầu.

197

4

 

Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đánh giá các hoạt động của Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá viễn thông, các biện pháp phải được tiến hành nhằm tăng cường sự hợp tác và phối hợp với những tổ chức khác liên quan đến tiêu chuẩn hoá viễn thông, với Lĩnh vực Thông tin vô tuyến và Lĩnh vực Phát triển Viễn thông. Một khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông sẽ quyết định nghĩa vụ cụ thể, điều kiện tham gia và những quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp nói trên.

 

ĐIỀU 14A
NHÓM TƯ VẤN TIÊU CHUẨN HOÁ VIỄN THÔNG

 

197C

1

 

Nhóm tư vấn tiêu chuẩn hoá viễn thông sẽ áp dụng cơ chế mở đối với đại diện của các cơ quan quản lý của các Quốc gia Thành viên, đại diện của các Thành viên Lĩnh vực và Chủ tịch các nhóm nghiên cứu.

197D

2

 

Nhóm tư vấn tiêu chuẩn hoá viễn thông phải:

197E

 

1) Xem xét các ưu tiên, các chương trình, các hoạt động khai thác và các vấn đề tài chính và chiến lược trong Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá viễn thông;

197F

 

2) Xem xét tiến độ thực hiện chương trình làm việc được xây dựng theo Điểm 188 của Công ước này;

197G

 

3) Đưa ra hướng dẫn đối với công việc của các nhóm nghiên cứu;

197H

 

4) Khuyến nghị các biện pháp, ngoài những biện pháp khác, nhằm thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp với các cơ quan thích hợp khác, với Lĩnh vực Thông tin vô tuyến, với Lĩnh vực Phát triển Viễn thông và Văn phòng Liên minh;

197I

 

5) Thẩm quyền quy trình công tác phù hợp với quy trình thông qua tại khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới;

197J

 

6) Chuẩn bị báo cáo cho Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn hoá viễn thông chỉ đạo các hoạt động liên quan đến các điểm trên;

197K

 

7) Chuẩn bị báo cáo cho khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới về những vấn đề được chỉ định theo Điểm 191A và chuyển tới Cục trưởng để đệ trình lên khoá họp.

 

ĐIỀU 15
CỤC TIÊU CHUẨN HOÁ VIỄN THÔNG

 

198

1

 

Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn hoá Viễn thông phải tổ chức và điều phối công việc của Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá viễn thông.

199

2

 

Đặc biệt, Cục trưởng phải:

200

A)

Cập nhật chương trình làm việc hàng năm đã được thông qua tại khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới, có tham khảo với Chủ tịch các nhóm nghiên cứu về tiêu chuẩn hoá viễn thông;

201

B)

Có quyền tham gia, nhưng với tư cách tư vấn, trong các cuộc thảo luận chi tiết của các khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới và của các nhóm nghiên cứu tiêu chuẩn hoá viễn thông. Cục trưởng sẽ tiến hành mọi chuẩn bị cần thiết cho các khoá họp và các cuộc họp của Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá viễn thông có sự tham khảo Văn phòng Liên minh theo những quy định ở Điểm 94 của Công ước này và khi cần thiết, tham khảo những Lĩnh vực khác của Liên minh, lưu ý một cách thích đáng đến những chỉ thị của Hội đồng về việc chuẩn bị đó;

202

C)

Xử lý thông tin của các cơ quan Chính phủ các nước trong việc áp dụng những quy định liên quan của Thể lệ Viễn thông hoặc áp dụng những quyết định của khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới và chuẩn bị, khi phù hợp, những thông tin đó dưới dạng thích hợp cho việc xuất bản;

203

D)

Trao đổi với các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực về những số liệu dưới dạng có thể đọc qua máy tính hay dưới những dạng khác, lập và khi cần thiết, cập nhật những tài liệu và các cơ sở dữ liệu của Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá viễn thông và thu xếp, cùng với Tổng thư ký khi cần, việc phát hành những tài liệu và cơ sở số liệu đó bằng các ngôn ngữ làm việc của Liên minh phù hợp với Điểm 172 của Hiến chương;

204

E)

Trình lên khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới một báo cáo về những hoạt động của Lĩnh vực kể từ khoá họp lần trước; Cục trưởng sẽ trình Hội đồng cũng như các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực một báo cáo về hoạt động của Lĩnh vực này trong thời kỳ hai năm kể từ khoá họp lần trước, trừ trường hợp một khoá họp thứ hai được triệu tập;

205

F)

Lập dự trù ngân sách dựa trên chi phí theo nhu cầu của Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá viễn thông và chuyển qua Tổng thư ký để trình Uỷ ban Điều phối xem xét và đưa vào ngân sách của Liên minh;

205A

Fbis)

Chuẩn bị báo cáo kế hoạch công tác phí hàng năm và dự trù kinh phí cho các hoạt động do Cục tiến hành để hỗ trợ toàn thể Lĩnh vực, để đưa ra nhóm tư vấn tiêu chuẩn hoá viễn thông xem xét và trình lên Hội đồng;

205B

G)

Cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho nhóm tư vấn tiêu chuẩn hoá viễn thông và báo cáo hàng năm cho các Quốc gia Thành viên, Thành viên Lĩnh vực và Hội đồng về kết quả công tác của mình;

205C

H)

Cung cấp sự hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong các hoạt động trù bị cho các khoá họp tiêu chuẩn hoá thế giới, đặc biệt lưu tâm đến những vấn đề có tính chất ưu tiên đối với các nước này.

206

3

 

Cục trưởng lựa chọn nhân viên kỹ thuật và hành chính của Cục Tiêu chuẩn hoá Viễn thông trong khuôn khổ ngân sách được Hội đồng thông qua. Việc bổ nhiệm nhân viên kỹ thuật và hành chính do Tổng thư ký thực hiện sau khi có sự thoả thuận với Cục trưởng. Quyết định cuối cùng về bổ nhiệm hay sa thải thuộc về Tổng thư ký.

207

4

 

Cục trưởng cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật cần thiết cho Lĩnh vực Phát triển Viễn thông trong phạm vi những quy định của Hiến chương và Công ước này.

 

MỤC 7
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

ĐIỀU 16
CÁC HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

 

208

1

 

Phù hợp với những quy định ghi tại Điểm 118 của Hiến chương, nhiệm vụ của các hội nghị Phát triển Viễn thông là:

209

A)

Các hội nghị Phát triển Viễn thông thế giới phải thiết lập những chương trình làm việc và các hướng dẫn để xác định những vấn đề và những ưu tiên Phát triển Viễn thông và phải đề xuất phương hướng về chương trình làm việc cho Lĩnh vực Phát triển Viễn thông. Các hội nghị có thể thành lập các nhóm nghiên cứu nếu cần thiết;

210

B)

Các hội nghị Phát triển Viễn thông khu vực có thể tư vấn cho Cục Phát triển Viễn thông về các nhu cầu và đặc điểm riêng về viễn thông của khu vực liên quan và có thể trình những khuyến nghị lên các hội nghị Phát triển Viễn thông thế giới;

211

C)

Các hội nghị Phát triển Viễn thông phải định ra những mục tiêu và chiến lược Phát triển Viễn thông cân đối giữa thế giới và khu vực, chú ý đặc biệt đến việc mở rộng và hiện đại hoá mạng lưới và dịch vụ của các nước đang phát triển cũng như việc huy động những nguồn lực cần thiết để đạt mục đích đó. Các hội nghị đó là một diễn đàn để xem xét những vấn đề về chính sách, về tổ chức, khai thác, về quy chế, kỹ thuật, tài chính và về những mặt có liên quan khác, kể cả việc tìm kiếm và thực hiện phương thức khai thác những nguồn tài chính mới;

212

D)

Các hội nghị Phát triển Viễn thông thế giới và khu vực phải, theo thẩm quyền của hội nghị, xem xét những báo cáo và đánh giá những hoạt động của Lĩnh vực; các hội nghị đó cũng có thể xem xét những vấn đề Phát triển Viễn thông liên quan đến hoạt động của những Lĩnh vực khác trong Liên minh.

213

2

 

Dự thảo chương trình nghị sự của các hội nghị Phát triển Viễn thông do Cục trưởng Cục Phát triển Viễn thông chuẩn bị và được Tổng thư ký trình Hội đồng thông qua với sự tán thành của đa số Quốc gia Thành viên nếu là hội nghị thế giới, hoặc đa số Quốc gia Thành viên thuộc khu vực liên quan nếu là hội nghị khu vực nhưng phải phù hợp với những quy định của Điểm 47 của Công ước.

213A

3

 

Một hội nghị Phát triển Viễn thông có thể chuyển những vấn đề cụ thể trong phạm vi thẩm quyền của mình sang cho nhóm tư vấn Phát triển Viễn thông để lấy ý kiến.

 

ĐIỀU 17

CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

 

214

1

 

Các nhóm nghiên cứu phát triển viễn thông sẽ nghiên cứu đến những vấn đề phát triển viễn thông cụ thể liên quan đến quyền lợi chung của các nước đang phát triển, kể cả những vấn đề nêu ở Điểm 211 trên đây. Các nhóm nghiên cứu có số lượng hạn chế và được thành lập trong một thời kỳ nhất định tuỳ thuộc vào nguồn tài chính có sẵn, và phải có những thoả thuận cụ thể về điều kiện công việc khi nghiên cứu các vấn đề và công việc mang tính ưu tiên đối với các nước đang phát triển và phải xuất phát từ yêu cầu công việc.

215

2

 

Căn cứ theo những quy định ghi ở Điểm 119 của Hiến chương, Lĩnh vực Thông tin vô tuyến, Lĩnh vực tiêu chuẩn hoá viễn thông và Lĩnh vực Phát triển Viễn thông phải thường xuyên xem lại những vấn đề được nghiên cứu để có sự thống nhất trong việc bố trí công việc, tránh trùng lặp và nâng cao sự phối hợp giữa các Lĩnh vực. Các Lĩnh vực phải thông qua những thủ tục để tiến hành việc xem xét đó và để đạt được sự thống nhất nói trên một cách kịp thời và có hiệu quả.

215A

3

 

Mỗi nhóm nghiên cứu phát triển viễn thông sẽ chuẩn bị cho hội nghị phát triển viễn thông thế giới một báo cáo thông báo tiến độ công việc và mọi dự thảo khuyến nghị mới hay khuyến nghị sửa đổi để hội nghị xem xét.

215B

4

 

Các nhóm nghiên cứu phát triển viễn thông sẽ nghiên cứu các vấn đề và chuẩn bị dự thảo khuyến nghị để thông qua phù hợp với các quy định theo các Điểm 246A tới 247 của Công ước này.

 

ĐIỀU 17A

NHÓM TƯ VẤN PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

 

215C

7

 

Nhóm tư vấn phát triển viễn thông sẽ áp dụng cơ chế mở đối với đại diện của các cơ quan quản lý của các Quốc gia Thành viên, đại diện của các Thành viên Lĩnh vực và Chủ tịch các nhóm nghiên cứu.

215D

2

 

Nhóm tư vấn phát triển viễn thông phải:

215E

 

1) Xem xét các ưu tiên, các chương trình, các hoạt động khai thác và các vấn đề tài chính và chiến lược trong Lĩnh vực Phát triển Viễn thông;

215F

 

2) Xem xét tiến độ thực hiện chương trình làm việc được xây dựng theo Điểm 209 của Công ước này;

215G

 

3) Đưa ra hướng dẫn đối với công việc của các nhóm nghiên cứu;

215H

 

4) Khuyến nghị các biện pháp, ngoài những biện pháp khác, nhằm thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp với các cơ quan thích hợp khác, với Lĩnh vực Thông tin vô tuyến, với Lĩnh vực tiêu chuẩn hoá viễn thông và Văn phòng Liên minh cũng như các tổ chức phát triển và tài chính khác;

215I

 

5) Thông qua quy trình công tác phù hợp với quy trình thông qua tại hội nghị phát triển viễn thông thế giới;

215J

 

6) Chuẩn bị báo cáo cho Cục trưởng Cục Phát triển Viễn thông chỉ đạo các hoạt động liên quan đến các điểm trên;

215K

9

 

Các đại diện của các tổ chức hợp tác và viện trợ phát triển song phương cũng như các tổ chức phát triển đa phương có thể được Cục trưởng Cục Phát triển Viễn thông mời tham gia vào các cuộc họp của nhóm tư vấn.

 

ĐIỀU 18

CỤC PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

 

216

1

 

Cục trưởng Cục Phát triển Viễn thông tổ chức và điều phối công việc của Lĩnh vực Phát triển Viễn thông.

217

2

 

Đặc biệt, Cục trưởng phải:

218

A)

Tham gia theo thẩm quyền, nhưng với tư cách tư vấn, trong các cuộc thảo luận chi tiết của hội nghị phát triển viễn thông và các nhóm nghiên cứu phát triển viễn thông. Cục trưởng phải tiến hành những chuẩn bị cần thiết cho các hội nghị và các cuộc họp của Lĩnh vực Phát triển Viễn thông có sự tham khảo Văn phòng Liên minh theo những quy định ở Điểm 94 của Công ước này và khi thích hợp, tham khảo các Lĩnh vực khác của Liên minh với sự chú ý thích đáng đến những chỉ thị của Hội đồng trong khi tiến hành việc chuẩn bị trên;

219

B)

Xử lý thông tin nhận được từ các cơ quan Chính phủ thành viên trong việc áp dụng những nghị quyết và quyết định liên quan của Hội nghị Toàn quyền và các hội nghị phát triển viễn thông thế giới và chuẩn bị, khi cần thiết, những thông tin đó dưới dạng thích hợp để ấn hành;

220

C)

Trao đổi với các thành viên về những số liệu dưới dạng có thể đọc qua máy tính hay dưới những dạng khác, lập và khi cần thiết, cập nhật những tài liệu và các cơ sở dữ liệu của Lĩnh vực Phát triển Viễn thông và thu xếp với Tổng thư ký nếu cần, để những tài liệu và cơ sở số liệu đó được phát hành bằng các ngôn ngữ làm việc của Liên minh phù hợp với Điểm 172 của Hiến chương;

221

D)

Thu thập và chuẩn bị phát hành, có cộng tác với Văn phòng Liên minh và các lĩnh vực khác của Liên minh, những thông tin về kỹ thuật và hành chính đặc biệt có thể có lợi cho những những nước đang phát triển để giúp đỡ họ cải tiến mạng viễn thông. Hướng những nước đó quan tâm đến những khả năng trợ giúp của các chương trình quốc tế đặt dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc;

222

E)

Đệ trình hội nghị phát triển viễn thông thế giới một báo cáo về hoạt động của Lĩnh vực kể từ hội nghị lần trước; Cục trưởng sẽ trình Hội đồng cũng như các Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực một báo cáo hoạt động trong thời kỳ hai năm của Lĩnh vực kể từ hội nghị lần trước;

223

F)

Lập dự trù ngân sách dựa trên chi phí theo nhu cầu của Lĩnh vực Phát triển Viễn thông và chuyển sang Tổng thư ký để trình Uỷ ban Điều phối xem xét và đưa vào ngân sách của Liên minh;

223A

Fbis)

Chuẩn bị báo cáo kế hoạch công tác hàng năm và dự trù kinh phí cho các hoạt động do Cục tiến hành để hỗ trợ toàn thể Lĩnh vực, và đưa ra nhóm tư vấn phát triển viễn thông xem xét và trình lên Hội đồng;

223B

G)

Cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho nhóm tư vấn phát triển viễn thông và báo cáo hàng năm cho các Quốc gia Thành viên, Thành viên Lĩnh vực và Hội đồng về kết quả công tác của mình.

224

3

 

Cục trưởng phải cộng tác với những viên chức được bầu khác để đảm bảo rằng vai trò xúc tác của Liên minh trong việc khuyến khích sự phát triển viễn thông sẽ được tăng cường và phải tiến hành các thoả thuận cần thiết với Cục trưởng Cục liên quan để đề xuất những biện pháp phù hợp, kể cả việc triệu tập những cuộc họp thông tin liên quan đến các hoạt động của Lĩnh vực đó.

225

4

 

Theo yêu cầu của các Quốc gia Thành viên liên quan, Cục trưởng, với sự giúp đỡ của các Cục trưởng khác và nếu có thể, của Tổng thư ký, sẽ tiến hành nghiên cứu và cho ý kiến về những vấn đề liên quan đến viễn thông quốc gia của họ; trong trường hợp có nhiều giải pháp tương đương về kỹ thuật thì những yếu tố kinh tế có thể được xem xét.

226

5

 

Cục trưởng lựa chọn nhân viên kỹ thuật và hành chính của Cục Phát triển Viễn thông trong khuôn khổ ngân sách được Hội đồng duyệt. Việc bổ nhiệm nhân viên kỹ thuật và hành chính do Tổng thư ký thực hiện sau khi có sự thoả thuận với Cục trưởng. Quyết định cuối cùng về bổ nhiệm hay sa thải thuộc về Tổng thư ký.

227

(bỏ)

 

 

 

 

MỤC 8

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CHO BA LĨNH VỰC

 

ĐIỀU 19

THAM GIA CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÔNG PHẢI LÀ
CƠ QUAN CHÍNH PHỦ VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN MINH

 

228

1

 

Tổng thư ký và Cục trưởng các Cục quản lý phải khuyến khích sự tham gia rộng rãi vào hoạt động của Liên minh của những cơ quan và tổ chức sau đây:

229

A)

Các tổ chức khai thác được công nhận, các tổ chức khoa học hay công nghiệp và cơ quan tài chính hay phát triển được Quốc gia Thành viên liên quan chuẩn y;

230

B)

Các tổ chức khác liên quan đến vấn đề viễn thông được Quốc gia Thành viên liên quan chuẩn y;

231

C)

Các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế khác về viễn thông, về tiêu chuẩn hoá, về tài chính hay về phát triển.

232

2

 

Cục trưởng các Cục quản lý phải duy trì mối quan hệ công việc, cộng tác chặt chẽ với các cơ quan và các tổ chức được ủy quyền tham gia vào công việc của một hay nhiều Lĩnh vực của Liên minh.

233

3

 

Mọi đơn của một cơ quan như nêu ở Điểm 229 trên đây xin tham gia vào công việc của một Lĩnh vực, phù hợp với những quy định hiện hành của Hiến chương và Công ước này, đã được Quốc gia Thành viên liên quan chuẩn y sẽ được Quốc gia Thành viên đó gửi đến Tổng thư ký.

234

4

 

Đơn của một cơ quan nêu ở Điểm 230 trên đây do Quốc gia Thành viên liên quan giới thiệu sẽ được giải quyết theo thủ tục do Hội đồng quy định. Đơn phù hợp với thủ tục nói trên sẽ được Hội đồng xem xét.

234A

4bis

Theo một cách khác, đơn của một cơ quan như nêu ở Điểm 229 hay 230 trên đây xin trở thành một Thành viên Lĩnh vực có thể được gửi trực tiếp lên Tổng thư ký. Những Quốc gia Thành viên nào cho phép các cơ quan của mình gửi đơn trực tiếp như vậy với Tổng thư ký sẽ phải thông báo tới Tổng thư ký một cách phù hợp. Các cơ quan mà Quốc gia Thành viên không có thông báo cho phép đến Tổng thư ký sẽ không có quyền được đăng ký trực tiếp. Tổng thư ký phải thường xuyên cập nhật và xuất bản danh sách của các Quốc gia Thành viên đã có ủy nhiệm cho phép các cơ quan trong khuôn khổ pháp lý hoặc chủ quyền của mình được quyền đăng ký trực tiếp.

234B

4ter

Khi nhận được trực tiếp đơn yêu cầu từ một cơ quan theo Điểm 234A nói trên, Tổng thư ký phải, trên cơ sở các tiêu chuẩn do Hội đồng đề ra, đảm bảo rằng chức năng và mục đích của cơ quan có đơn xin là phù hợp với các mục tiêu của Liên minh. Tổng thư ký sẽ khẩn trương thông báo tới Quốc gia Thành viên của cơ quan có đơn xin để đề nghị Quốc gia Thành viên đó cho ý kiến tán thành đơn yêu cầu. Nếu Tổng thư ký không nhận được sự phản đối của Quốc gia Thành viên trong phạm vi thời gian bốn tháng, một bức điện nhắc lại sẽ tiếp tục được gửi đi. Nếu Tổng thư ký không nhận được sự phản đối của Quốc gia Thành viên trong phạm vi thời gian bốn tháng kể từ ngày gửi bức điện nhắc, đơn yêu cầu coi như được chấp nhận. Trường hợp nhận được sự phản đối của Quốc gia Thành viên, cơ quan đứng đơn sẽ được Tổng thư ký mời liên hệ với Quốc gia Thành viên hữu quan.

234C

4quarter

Khi uỷ quyền cho phép nộp đơn trực tiếp, Quốc gia Thành viên có thể thông báo với Tổng thư ký rằng họ ủy quyền cho Tổng thư ký phê duyệt bất kỳ đơn nào do một cơ quan trong khuôn khổ pháp lý hoặc chủ quyền của họ.

235

5

 

Đơn vị một cơ quan hay một tổ chức nêu ở Điểm 231 trên đây (trừ những tổ chức nói ở Điểm 260 và 261 của Công ước này) xin tham gia vào các hoạt động của một Lĩnh vực phải được chuyển đến Tổng thư ký và giải quyết theo thủ tục do Hội đồng quy định.

236

6

 

Đơn do một tổ chức nêu ở các Điểm từ 260 đến 262 của Công ước này xin tham gia vào các hoạt động của một Lĩnh vực phải được chuyển đến Tổng thư ký và tên của tổ chức đó phải được ghi vào danh sách nêu ở Điểm 237 dưới đây.

237

7

 

Tổng thư ký phải lập và lưu giữ danh sách của tất cả các cơ quan và tổ chức nói ở Điểm từ 229 đến 231 cũng như ở các Điểm từ 260 đến 262 của Công ước này đã được chấp nhận tham gia vào các hoạt động của mỗi Lĩnh vực, và phải, vào những thời điểm thích hợp, công bố các danh sách và thông báo tới tất cả các Quốc gia Thành viên, các Thành viên Lĩnh vực và Cục trưởng Cục liên quan được biết. Cục trưởng này sẽ báo cho các cơ quan và tổ chức liên quan biết việc giải quyết đơn của họ và sẽ thông báo tới Quốc gia Thành viên liên quan.

238

8

 

Điều kiện tham gia vào các Lĩnh vực đối với các cơ quan và tổ chức theo danh sách của Điều 237 nói trên sẽ được trình bày trong Điều này, trong Điều 33 và trong những quy định khác của Công ước. Những quy định ghi trong các Điều từ 25 đến 28 của Hiến chương không được áp dụng cho họ.

239

9

 

Một Thành viên Lĩnh vực có thể hoạt động nhân danh Quốc gia Thành viên đã thừa nhận Thành viên Lĩnh vực đó, với điều kiện là Quốc gia Thành viên này thông báo cho Cục trưởng Cục liên quan biết họ đã ủy quyền cho Thành viên nói trên.

240

10

Mọi Thành viên Lĩnh vực có quyền từ bỏ việc tham gia nói trên bằng một thông báo gửi đến Tổng thư ký. Sự tham gia đó cũng có thể được đề nghị bãi bỏ, khi cần thiết, do Quốc gia Thành viên liên quan, hay do một Thành viên Lĩnh vực trong trường hợp được phê duyệt theo Điểm 234C, phù hợp với các tiêu chuẩn và thủ tục do Hội đồng quyết định. Việc bãi bỏ này có hiệu lực sau thời hạn một năm kể từ ngày Tổng thư ký nhận được thông báo.

241

11

Tổng thư ký phải loại bỏ khỏi danh sách nói trên các cơ quan và tổ chức không còn được phép tham gia vào các hoạt động của một Lĩnh vực, theo những tiêu chuẩn và thủ tục đã được Hội đồng đề ra.

241A

 

Một khoá họp hay hội nghị của một Lĩnh vực có thể quyết định chấp nhận các cơ quan hay tổ chức tham gia với tư cách Liên kết trong công việc của một nhóm nghiên cứu hay các tổ của nhóm nghiên cứu theo những nguyên tắc sau đây:

241B

 

1) Một cơ quan hay tổ chức theo quy định tại Điểm 229 đến 331 nói trên có thể xin tham gia vào công việc của một nhóm xác định với tư cách Liên kết.

241C

 

2) Trong trường hợp một Lĩnh vực đã quyết định chấp nhận thành viên Liên kết, Tổng thư ký phải áp dụng với các bên làm đơn các điều khoản thích hợp trong điều này, có tính đến quy mô của cơ quan hay tổ chức và các tiêu chuẩn thích hợp khác.

241D

 

3) Các Thành viên Liên kết được chấp nhận tham gia trong một nhóm nghiên cứu xác định sẽ không được ghi tên vào danh sách theo Điểm 237 trên đây.

241E

 

4) Các điều kiện quản lý sự tham gia trong công việc của nhóm nghiên cứu sẽ được cụ thể hoá trong các Điểm 248B và 483A của Công ước này.

 

ĐIỀU 20
TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU

 

242

1

 

Khoá họp thông tin vô tuyến, khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới và hội nghị phát triển viễn thông thế giới phải bổ nhiệm Chủ tịch và một hoặc vài Phó chủ tịch cho mỗi nhóm nghiên cứu. Khi bổ nhiệm những Chủ tịch và Phó chủ tịch, cần đặc biệt căn cứ theo tiêu chuẩn năng lực và yêu cầu phân bổ công bằng theo vùng địa lý cũng như căn cứ vào nhu cầu khuyến khích sự tham gia hiệu quả hơn của các nước đang phát triển.

243

2

 

Nếu khối lượng công việc của các nhóm nghiên cứu đòi hỏi, các khoá họp hoặc hội nghị sẽ bổ nhiệm những Phó chủ tịch bổ sung nếu xét thấy cần thiết.

244

3

 

Nếu trong thời gian giữa hai khoá họp hoặc hai hội nghị của Lĩnh vực liên quan, Chủ tịch một nhóm nghiên cứu không có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình và nếu chỉ có một Phó Chủ tịch thì Phó Chủ tịch đó sẽ thay thế vị trí cuả Chủ tịch. Trường hợp một nhóm nghiên cứu có nhiều Phó Chủ tịch thì trong phiên họp tiếp sau, nhóm phải bầu ra trong số Phó Chủ tịch một Chủ tịch mới và, nếu cần thiết, một Phó Chủ tịch mới trong số các thành viên của cả nhóm. Tương tự như vậy, nhóm nghiên cứu cũng bầu một Phó Chủ tịch mới nếu một trong các Phó Chủ tịch không thực hiện được công việc được giao trong thời kỳ đó.

245

4

 

Những công việc giao cho các nhóm nghiên cứu, trong phạm vi có thể, được giải quyết qua thư, sử dụng những phương tiện thông tin hiện đại.

246

5

 

Cục trưởng Cục quản lý của một Lĩnh vực, căn cứ theo những quyết định của hội nghị hoặc khoá họp có thẩm quyền, sau khi đã tham khảo ý kiến Tổng thư ký và sau khi điều phối công việc như đã nói trong Hiến chương và Công ước, phải lập một kế hoạch tổng quát về các cuộp họp của các nhóm nghiên cứu.

246

5bis a)

Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực sẽ thông qua những vấn đề phải nghiên cứu theo các thủ tục do các khoá họp hay hội nghị liên quan quy định, nếu phù hợp, kể cả việc xác định liệu một kết quả khuyến nghị có phải đưa trình lấy ý kiến tham vấn chính thức của các Quốc gia Thành viên hay không.

246B

B)

Những khuyến nghị là kết quả của việc nghiên cứu các vấn đề nói trên sẽ được nhóm nghiên cứu thông qua theo các thủ tục do các khoá họp hay hội nghị liên quan quy định, nếu phù hợp. Những khuyến nghị không đòi hỏi phải lấy ý kiến đóng góp chính thức của các Quốc gia Thành viên để thông qua sẽ được coi là được phê duyệt.

246C

C)

Một khuyến nghị đòi hỏi phải lấy ý kiến đóng góp chính thức của các Quốc gia Thành viên sẽ được giải quyết theo Điểm 247 dưới đây hoặc chuyển tới các khoá họp hay hội nghị liên quan, nếu phù hợp.

246D

Cbis)

Các Điểm 246A và 246B nói trên sẽ không áp dụng đối với các vấn đề và khuyến nghị liên quan đến chính sách hay thể lệ quản lý như:

246E

 

- Các vấn đề và khuyến nghị do Lĩnh vực Thông tin vô tuyến thông qua liên quan đến công việc của các hội nghị thông tin vô tuyến, và các loại hình khác về các vấn đề và khuyến nghị thuộc thẩm quyền quyết định của khoá họp thông tin vô tuyến;

246F

- Các vấn đề và khuyến nghị do Lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá Viễn thông thông qua liên quan đến cước phí và cước thương lượng và một số kế hoạch đánh số và địa chỉ;

246G

 

- Các vấn đề và khuyến nghị do Lĩnh vực Phát triển Viễn thông thông qua liên quan đến thể lệ quản lý, chính sách hay tài chính;

246H

 

- Các vấn đề và khuyến nghị khi còn có những hoài nghi về phạm vi của chúng.

247

6

 

Các nhóm nghiên cứu có thể đề xuất biện pháp để lấy ý kiến thông qua của Quốc gia Thành viên đối với những khuyến nghị hoàn thành trong khoảng hai khoá họp hay hội nghị. Các thủ tục áp dụng để lấy ý kiến phê duyệt như vậy sẽ do các khoá họp hay hội nghị có thẩm quyền thông qua, nếu phù hợp.

247A

6bis

Các khuyến nghị thông qua do áp dụng các Điểm 246B hay 247 nói trên sẽ có nguyên giá trị như các khuyến nghị được thông qua tại chính các khoá họp hay hội nghị.

248

7

 

Trong trường hợp cần thiết, các liên nhóm công tác có thể được thiết lập để nghiên cứu các vấn đề đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia từ các nhóm nghiên cứu khác nhau.

248A

7bis

Theo thủ tục do Lĩnh vực liên quan xây dựng, Cục trưởng một Cục quản lý có thể, sau khi tham kiến với Chủ tịch nhóm nghiên cứu liên quan, mời một tổ chức không tham gia trong Lĩnh vực cử đại diện tham gia việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể của nhóm nghiên cứu liên quan hay của các tổ nghiên cứu của nhóm.

248B

7ter

Một Thành viên Liên kết, theo quy định tại Điểm 241A của Công ước này, sẽ được phép tham gia công việc của một nhóm nghiên cứu đã chọn nhưng không tham gia ra quyết định hay các hoạt động đại diện liên lạc của nhóm nghiên cứu đó.

249

8

 

Cục trưởng Cục liên quan phải gửi báo cáo cuối cùng của các nhóm nghiên cứu đến các cơ quan Chính phủ Thành viên, tổ chức và cơ quan tham gia công việc của Lĩnh vực. Các báo cáo này bao gồm cả danh sách những khuyến nghị đã được thông qua theo Điểm 247 trên đây. Những bản báo cáo đó phải được gửi trong thời hạn càng sớm càng tốt và, trong mọi trường hợp, kịp đến tay người nhận ít nhất một tháng trước ngày bắt đầu hội nghị tiếp theo.

 

ĐIỀU 21
KHUYẾN NGHỊ TỪ MỘT HỘI NGHỊ GỬI ĐẾN MỘT HỘI NGHỊ KHÁC

 

250

1

 

Mọi hội nghị có thể gửi đến một hội nghị khác của Liên minh những khuyến nghị thuộc lĩnh vực thẩm quyền của mình.

251

2

 

Những khuyến nghị đó được gửi cho Tổng thư ký sao cho đủ thời gian để tập hợp, sắp xếp và chuyển đi, phù hợp với các điều kiện ghi tại Điểm 320 của Công ước này.

 

ĐIỀU 22
QUỐC HỘI GIỮA CÁC LĨNH VỰC VÀ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

 

252

1

 

Cục trưởng các Cục có thể đồng ý, sau khi có những tham khảo thích hợp và điều phối công việc theo Hiến chương, Công ước và theo những quyết định của các hội nghị hoặc các khoá họp có thẩm quyền, tổ chức những cuộc họp hỗn hợp của các nhóm nghiên cứu thuộc hai hay ba Lĩnh vực, nhằm mục đích tiến hành những nghiên cứu và chuẩn bị những dự thảo khuyến nghị về các vấn đề có lợi ích chung. Những dự thảo khuyến nghị đó phải được trình lên các hội nghị hoặc các khoá họp có thẩm quyền của các Lĩnh vực liên quan.

253

2

 

Các hội nghị hoặc cuộc họp của một Lĩnh vực có thể có sự tham dự, với tư cách tư vấn, của Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký, Cục trưởng các Cục của các Lĩnh vực khác, hay những đại diện của họ và những thành viên Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến. Khi cần thiết, các hội nghị hay cuộc họp có thể mời với tư cách tư vấn, những đại diện của Văn phòng Liên minh hay của mọi Lĩnh vực khác mà trước đó họ không xét thấy cần thiết phải tham gia.

254

3

 

Khi một Lĩnh vực được mời tham gia một cuộc họp của một tổ chức quốc tế, Cục trưởng lĩnh vực đó được phép có những thoả thuận để bảo đảm việc đại diện của mình với tư cách tư vấn, căn cứ theo những quy định tại Điểm 107 của Công ước này.

 

CHƯƠNG II
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC HỘI NGHỊ VÀ KHOÁ HỌP

ĐIỀU 23.
MỜI VÀ THAM GIA CÁC HỘI NGHỊ TOÀN QUYỀN

KHI CÓ MỘT CHÍNH PHỦ MỜI

 

255

1

 

Địa điểm và thời gian chính xác của hội nghị được xác định theo những quy định ở Điều 1 của Công ước này, sau khi tham khảo ý kiến của Chính phủ đứng ra mời.

256

2

 

1) Một năm trước ngày khai mạc hội nghị, Chính phủ mời phải gửi giấy mời đến Chính phủ của mỗi Quốc gia Thành viên.

257

 

2) Những giấy mời đó có thể được gửi trực tiếp hoặc thông qua Tổng thư ký hoặc qua một Chính phủ trung gian.

258

3

 

Tổng thư ký phải mời những cơ quan sau đây gửi quan sát viên đến dự:

259

A)

Tổ chức Liên hợp quốc;

260

B)

Những tổ chức viễn thông khu vực đã nêu ở Điều 43 của Hiến chương;

261

C)

Những tổ chức liên Chính phủ khai thác các hệ thống vệ tinh;

262

D)

Những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc và Tổ chức Quốc tế về Năng lượng Nguyên tử;

262A

E)

Các Thành viên Lĩnh vực nói tại Điểm 229 và 231 của Công ước này và những tổ chức của một nhân vật quốc tế mà người đó đại diện.

263

4

 

1) Thư trả lời của các Quốc gia Thành viên phải được gửi đến Chính phủ mời ít nhất là một tháng trước ngày khai mạc hội nghị và nên chứa đựng đầy đủ thông tin nhất ở mức có thể về thành phần đoàn.

264

 

2) Các thư trả lời đó có thể được gửi trực tiếp đến Chính phủ mời hoặc thông qua Tổng thư ký hoặc qua một Chính phủ trung gian.

265

 

3) Thư trả lời của các tổ chức và các cơ quan nói ở các Điểm từ 259 đến 262 trên đây được gửi đến Tổng thư ký một tháng trước ngày khai mạc hội nghị.

266

5

 

Văn phòng Liên minh cũng như ba Cục quản lý của Liên minh phải có đại diện dự hội nghị với tư cách tư vấn.

267

6

 

Được tham gia các Hội nghị Toàn quyền gồm có:

268

A)

Các đoàn đại biểu;

269

B)

Các quan sát viên của các tổ chức và các cơ quan được mời phù hợp với các Điểm từ 259 đến 262 trên đây.

 

ĐIỀU 24
MỜI VÀ THAM GIA CÁC HỘI NGHỊ THÔNG TIN

VÔ TUYẾN KHI CÓ MỘT CHÍNH PHỦ MỜI

 

270

1

 

Địa điểm và thời gian chính xác của hội nghị được xác định phù hợp với những quy định ở Điều 3 của Công ước này, sau khi tham khảo ý kiến của Chính phủ đứng ra mời.

271

2

 

1) Những quy định ở các Điểm từ 256 đến 265 của Công ước này phải được áp dụng cho các hội nghị thông tin vô tuyến.

272

 

2) Các Quốc gia Thành viên cần thông báo cho các Thành viên Lĩnh vực về giấy mời mà họ đã nhận được để tham dự một hội nghị thông tin vô tuyến.

273

3

 

1) Chính phủ mời, sau khi thoả thuận với Hội đồng hoặc theo đề nghị của Hội đồng, có thể gửi thông báo tới các tổ chức quốc tế ngoài những tổ chức đã nói ở các Điểm từ 259 đến 262 của Công ước này khi họ quan tâm tới việc cử quan sát viên tham dự hội nghị với tư cách tư vấn.

274

 

2) Các tổ chức quốc tế nói ở Điểm 273 trên đây phải gửi đến Chính phủ mời một đơn xin dự hội nghị trong một thời hạn hai tháng kể từ ngày thông báo.

275

 

3) Chính phủ mời tập hợp các đơn xin tham dự và chính hội nghị phải quyết định liệu có cho các tổ chức có quan tâm nói trên tham dự hay không.

276

4

 

Được tham gia các hội nghị thông tin vô tuyến gồm có:

277

A)

Các đoàn đại biểu;

278

B)

Các quan sát viên của các tổ chức và cơ quan được mời như nói tại các Điểm từ 259 đến 262 của Công ước này.

279

C)

Các quan sát viên của các tổ chức quốc tế được chấp nhận theo những quy định ghi tại các Điểm từ 273 đến 275 trên đây;

280

D)

Các quan sát viên đại diện các Thành viên Lĩnh vực Thông tin vô tuyến được Quốc gia Thành viên liên quan ủy quyền hợp thức;

281

E)

Với tư cách tư vấn, những viên chức được bầu, khi hội nghị thảo luận những vấn đề thuộc thẩm quyền của họ và những thành viên Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến;

282

F)

Các quan sát viên của các Quốc gia Thành viên tham dự với tư cách không có quyền biểu quyết tại hội nghị thông tin vô tuyến khu vực của một khu vực khác với khu vực của những Quốc gia Thành viên nói trên.

 

ĐIỀU 25
MỜI VÀ THAM GIA CÁC KHOÁ HỌP THÔNG TIN VÔ TUYẾN,

KHOÁ HỌP TIÊU CHUẨN HOÁ VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

VÀ CÁC HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

KHI CÓ MỘT CHÍNH PHỦ MỜI

 

283

1

 

Địa điểm và thời gian chính xác của khoá họp hoặc hội nghị phải được xác định theo những quy định ở Điều 3 của Công ước này, sau khi tham khảo ý kiến của Chính phủ đứng ra mời.

284

2

 

Trước một năm so với ngày khai mạc khoá họp hay hội nghị, Tổng thư ký, sau khi tham khảo ý kiến của Cục trưởng Cục quản lý liên quan, phải gửi giấy mời đến:

285

A)

Cơ quan Chính phủ của từng Quốc gia Thành viên;

286

B)

Các Thành viên Lĩnh vực liên quan;

287

C)

Các tổ chức viễn thông khu vực nêu ở Điều 43 của Hiến chương;

288

D)

Các tổ chức liên chính phủ khai thác các hệ thống vệ tinh;

289

E)

Mọi tổ chức khu vực hay tổ chức quốc tế khác chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề mà khoá họp hay hội nghị quan tâm.

290

3

 

Tổng thư ký cũng phải mời những tổ chức hay cơ quan sau đây gửi quan sát viên đến dự.

291

A)

Tổ chức Liên hiệp quốc;

292

B)

Các cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc và Tổ chức Quốc tế về Năng lượng Nguyên tử.

293

4

 

Thư trả lời phải được gửi đến Tổng thư ký ít nhất là một tháng trước ngày khai mạc khoá họp hay hội nghị và nên chứa đựng đầy đủ thông tin nhất ở mức có thể về thành phần đoàn hay đại diện.

294

5

 

Văn phòng Liên minh và các viên chức được bầu của Liên minh phải có đại diện tham dự khoá họp hay hội nghị với tư cách tư vấn.

295

6

 

Được tham gia khoá họp hay hội nghị bao gồm:

296

A)

Các đoàn đại biểu;

297

B)

Các quan sát viên của các tổ chức hay cơ quan được mời theo các Điểm từ 287 đến 289, 291 và 292 trên đây;

298

C)

Đại diện các Thành viên Lĩnh vực liên quan.

 

ĐIỀU 26
THỦ TỤC TRIỆU TẬP HAY HUỶ BỎ CÁC HỘI NGHỊ HAY

KHOÁ HỌP THẾ GIỚI THEO YÊU CẦU CỦA CÁC QUỐC GIA

THÀNH VIÊN HAY THEO ĐỀ NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG

 

299

1

 

Những thủ tục được áp dụng cho việc triệu tập một khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới thứ hai trong khoảng thời gian giữa hai hội nghị toàn quyền liên tiếp và xác định địa điểm và thời gian chính xác của hội nghị đó, hay cho việc huỷ bỏ một hội nghị thứ hai hoặc một khoá họp thứ hai về thông tin vô tuyến được quy định như sau:

300

2

 

1) Những Quốc gia Thành viên của Liên minh mong muốn triệu tập một khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới thứ hai phải thông báo cho Tổng thư ký đồng thời cũng chỉ rõ địa điểm và thời gian của khoá họp.

301

 

2) Khi nhận được những đơn đề nghị tương tự của ít nhất 1/4 số Quốc gia Thành viên, Tổng thư ký phải thông báo ngay cho tất cả các Quốc gia Thành viên bằng những phương tiện thông tin thích hợp nhất và yêu cầu họ nêu rõ, trong một thời hạn 6 tuần, liệu họ có chấp nhận đề nghị đó hay không.

302

 

3) Nếu đa số Quốc gia Thành viên, được xác định theo những quy định ghi ở Điểm 47 của Công ước này, đồng ý với đề nghị nói trên, có nghĩa là, nếu họ cùng chấp nhận địa điểm và thời gian đã đưa ra, Tổng thư ký phải thông báo ngay cho tất cả các Quốc gia Thành viên bằng những phương tiện viễn thông thích hợp nhất.

303

 

4) Nếu đề nghị được chấp nhận và khoá họp tại một địa điểm ngoài trụ sở của Liên minh thì Tổng thư ký, với sự đồng ý của Chính phủ liên quan, phải tiến hành các biện pháp cần thiết để triệu tập khoá họp.

304

 

5) Nếu toàn bộ đề nghị (cả địa điểm và thời gian) không được đa số Quốc gia Thành viên nói tại Điểm 47 của Công ước này chấp nhận, Tổng thư ký phải thông báo đến các Quốc gia Thành viên về các thư trả lời đã nhận được và đề nghị họ trả lời một lần cuối cùng, về điểm hay những điểm tranh cãi, trong một thời hạn 6 tuần tính từ ngày nhận được thông báo.

305

 

6) Những điểm tranh cãi này phải coi như được chấp nhận nếu được đa số Quốc gia Thành viên nói tại Điểm 47 của Công ước này thông qua.

306

3

 

1) Mọi Quốc gia Thành viên có nguyện vọng huỷ bỏ một Hội nghị Thế giới thứ hai hay một khoá họp thứ hai về thông tin vô tuyến, phải thông báo cho Tổng thư ký. Khi nhận được những đơn đề nghị tương tự của ít nhất 1/4 số Quốc gia Thành viên, Tổng thư ký phải thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên bằng những phương tiện thông tin thích hợp nhất, yêu cầu họ cho biết, trong một thời hạn 6 tuần, liệu họ có chấp nhận đề nghị đó hay không.

307

 

2) Nếu đa số Quốc gia Thành viên, được xác định theo những quy định ghi ở Điểm 47 của Công ước này, đồng ý với đề nghị nói trên, Tổng thư ký phải thông báo ngay cho tất cả các Quốc gia Thành viên bằng những phương tiện viễn thông thích hợp nhất và hội nghị hay khoá họp đó phải bị huỷ bỏ.

308

4

 

Những thủ tục được trình bày ở các Điểm từ 301 đến 307 trên đây, trừ Điểm 306, phải được áp dụng khi đề nghị triệu tập một hội nghị tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới thứ hai hoặc khi huỷ bỏ một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới thứ hai hay một khoá họp thông tin vô tuyến thứ hai do Hội đồng đề nghị.

309

5

 

Mọi Quốc gia Thành viên có nguyện vọng một hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế được triệu tập phải có đề nghị tới Hội nghị Toàn quyền; chương trình nghị sự, địa điểm và thời gian chính xác của hội nghị như vậy được xác định theo những quy định tại Điều 3 của Công ước này.

 

ĐIỀU 27
THỦ TỤC TRIỆU TẬP NHỮNG HỘI NGHỊ KHU VỰC

THEO YÊU CẦU CỦA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN

HAY THEO ĐỀ NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG

 

310

 

Đối với các hội nghị khu vực, thủ tục nói ở các Điểm từ 300 đến 305 của Công ước này chỉ được áp dụng cho những Quốc gia Thành viên thuộc khu vực liên quan. Nếu việc triệu tập hội nghị tiến hành theo sáng kiến của Quốc gia Thành viên của khu vực, chỉ cần Tổng thư ký nhận được những đơn đề nghị từ 1/4 Quốc gia Thành viên khu vực là đủ điều kiện. Thủ tục nêu ở các Điểm từ 301 đến 305 của Công ước này cũng phải được áp dụng khi có đề nghị triệu tập một hội nghị khu vực như vậy là do Hội đồng quyết định.

 

ĐIỀU 28
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC HỘI NGHỊ VÀ KHOÁ HỌP

KHI KHÔNG CÓ CHÍNH PHỦ MỜI

 

311

 

Khi một hội nghị được tổ chức mà không có Chính phủ mời, những quy định của các Điều 23, 24 và 25 của Công ước này phải được áp dụng. Tổng thư ký phải sử dụng những biện pháp cần thiết để triệu tập và tổ chức hội nghị hay khoá họp tại trụ sở của Liên minh, sau khi có sự thoả thuận với Chính phủ Liên bang Thuỵ Sĩ.

 

ĐIỀU 29
THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN HỘI NGHỊ HAY KHOÁ HỌP

 

312

1

 

Những quy định của các Điều 26 và 27 của Công ước này về việc triệu tập một hội nghị hay khoá họp phải được áp dụng tương tự khi phải thay đổi địa điểm hay thời gian của một hội nghị hay khoá họp theo yêu cầu của các Quốc gia Thành viên hay theo đề nghị của Hội đồng. Tuy nhiên những thay đổi như vậy chỉ có thể được chấp nhận nếu đa số Quốc gia Thành viên nói ở Điểm 47 của Công ước này, đã bày tỏ sự ủng hộ.

313

2

 

Trách nhiệm của mọi Quốc gia Thành viên đề nghị thay đổi địa điểm hoặc thời gian chính thức của một hội nghị hay khoá họp là phải thu được sự ủng hộ của một số lượng cần thiết các Quốc gia Thành viên khác.

314

3

 

Khi có vấn đề nảy sinh, Tổng thư ký phải chỉ rõ, trong thông báo nói ở Điểm 301 của Công ước này, những hậu quả có thể có về tài chính do việc thay đổi địa điểm hay thời gian, chẳng hạn như những chi phí đã đặt cọc để chuẩn bị hội nghị tại địa điểm đã dự kiến ban đầu.

 

ĐIỀU 30
THỜI HẠN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ GỬI ĐỀ XUẤT

VÀ BÁO CÁO ĐẾN CÁC HỘI NGHỊ

 

315

1

 

Những quy định của Điều này được áp dụng cho các Hội nghị Toàn quyền, hội nghị thông tin vô tuyến thế giới và khu vực và hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế.

316

2

 

Ngay sau khi giấy mời được gửi đi, Tổng thư ký phải yêu cầu các Quốc gia Thành viên nộp, ít nhất là 4 tháng trước ngày khai mạc, những đề xuất của họ về công việc của hội nghị.

317

3

 

Mọi đề xuất mà việc thông qua các đề xuất đó liên quan đến việc sửa đổi văn bản của Hiến chương hay Công ước này, hay việc sửa đổi các Thệ lệ Hành chính, phải có những tham chiếu bằng các điểm bên lề về các phần của văn bản cần sửa đổi hay xem xét lại. Những lý do để đề xuất sửa đổi phải được chỉ rõ, càng ngắn gọn càng tốt, cho từng trường hợp.

318

4

 

Mỗi một đề xuất nhận được từ một Quốc gia Thành viên phải được Tổng thư ký ghi chú để chỉ rõ nguồn gốc văn bản bằng ký hiệu được Liên minh đặt ra cho Quốc gia Thành viên đó. Khi một đề xuất được nhiều Quốc gia Thành viên đồng trình thì đề xuất đó, trong phạm vi cho phép, được ghi chú bằng ký hiệu của từng Quốc gia Thành viên.

319

5

 

Tổng thư ký phải thông báo những đề xuất trên đến tất cả Quốc gia Thành viên khi nhận được các văn bản đề xuất đó.

320

6

 

Tổng thư ký phải tập hợp và điều phối những đề xuất nhận được từ các Quốc gia Thành viên và phải gửi đến tất cả các Quốc gia Thành viên sau khi nhận được văn bản đề xuất, nhưng trong mọi trường hợp ít nhất là hai tháng trước ngày khai mạc hội nghị. Các quan chức được bầu và các viên chức của Liên minh cũng như các quan sát viên và các đại diện được phép tham dự hội nghị theo những quy định hiện hành của Công ước này, không được quyền trình đề xuất.

321

7

 

Tổng thư ký cũng phải tập hợp những báo cáo của các Quốc gia Thành viên, của Hội đồng và của các Lĩnh vực của Liên minh cũng như những khuyến nghị của các hội nghị và phải chuyển đến các Quốc gia Thành viên, cùng với các báo cáo của Tổng thư ký, ít nhất là 4 tháng trước ngày khai mạc hội nghị.

322

8

 

Những đề xuất nhận được sau ngày giới hạn nói ở Điểm 316 trên đây phải được Tổng thư ký thông báo tới tất cả các Quốc gia Thành viên càng sớm càng tốt theo thời gian thực tế.

323

9

 

Những quy định của Điều này phải được áp dụng không làm phương hại đến những quy định liên quan đến thủ tục sửa đổi, bổ sung ghi trong Điều 55 của Hiến chương và Điều 42 của Công ước này.

 

ĐIỀU 31
UỶ QUYỀN DỰ CÁC HỘI NGHỊ

 

324

1

 

Đoàn đại biểu được một Quốc gia Thành viên cử đến dự một Hội nghị Toàn quyền, một hội nghị thông tin vô tuyến hay một Hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế phải được ủy quyền phù hợp với những quy định ghi tại các Điểm từ 325 đến dưới 331 dưới đây.

325

2

 

1) Uỷ nhiệm thư cho các đoàn đại biểu dự hội nghị toàn quyền phải là dạng văn bản do Nguyên thủ quốc gia hay Thủ tướng Chính phủ hay Bộ trưởng Ngoại giao ký.

326

 

2) Uỷ nhiệm thư cho các đoàn đại biểu dự các hội nghị khác nói tại Điểm 324 trên đây phải là dạng văn bản do Nguyên thủ quốc gia hay Người đứng đầu Chính phủ hay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc do Bộ trưởng có thẩm quyền về các vấn đề sẽ giải quyết tại hội nghị ký.

327

 

3) Với điều kiện có xác nhận trước khi ký Văn kiện cuối cùng của một trong các nhà chức trách nêu ở Điểm 325 hay 326 trên, một đoàn đại biểu có thể tạm thời được ủy quyền bởi Trưởng Phái đoàn ngoại giao của Quốc gia Thành viên liên quan bên cạnh Chính phủ chủ nhà. Trong trường hợp hội nghị được tổ chức tại Liên bang Thuỵ Sĩ, một đoàn đại biểu có thể tạm thời được ủy quyền bởi Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Quốc gia Thành viên liên quan bên cạnh Liên hợp quốc tại Geneva.

328

3

 

Các uỷ nhiệm thư phải được chấp nhận nếu chúng được một trong những nhà chức trách có thẩm quyền nói ở các Điểm từ 325 đến 327 trên đây ký, đồng thời đáp ứng được một trong những tiêu chuẩn sau đây:

329

-

Các uỷ nhiệm thư giao toàn quyền cho đoàn đại biểu;

330

-

 

Các uỷ nhiệm thư cho phép đoàn được đại diện toàn quyền cho Chính phủ của mình;

331

-

 

Các uỷ nhiệm thư cho phép đoàn, hay một số thành viên của đoàn, được quyền ký Văn kiện cuối cùng.

332

4

 

1) Một đoàn đại biểu có uỷ nhiệm thư được thừa nhận đúng thủ tục tại Phiên họp Toàn thể thì có đủ tư cách thực hiện quyền biểu quyết của Quốc gia Thành viên liên quan theo những quy định nói ở các Điểm 169 và 210 của Hiến chương và có quyền ký các văn kiện cuối cùng.

333

 

2) Một đoàn đại biểu có uỷ nhiệm thư không được Phiên họp Toàn thể thừa nhận đúng thủ tục thì không đủ tư cách thực hiện quyền biểu quyết cũng như ký Văn kiện Cuối cùng cho đến khi tình trạng trên đã được điều chỉnh.

334

5

 

Uỷ nhiệm thư phải được gửi đến Ban thư ký hội nghị càng sớm càng tốt. Ban Kiểm tra nói ở Điểm 23 trong Quy định Thủ tục của các hội nghị và cuộc họp chịu trách nhiệm thẩm tra và báo cáo lên phiên họp toàn thể về những kết luận của mình trong một thời hạn do phiên họp này quy định. Trong khi chờ đợi quyết định của Phiên họp Toàn thể về vấn đề này, các đoàn đại biểu đều được phép tham gia hội nghị và thực hiện quyền biểu quyết của Quốc gia Thành viên liên quan.

335

6

 

Theo thông lệ, các Quốc gia Thành viên phải cố gắng cử những đoàn đại biểu của chính họ đến dự các hội nghị của Liên minh. Tuy nhiên, nếu vì những lý do đặc biệt, một Thành viên không thể cử đoàn đại biểu của chính mình, họ có thể ủy quyền cho đoàn đại biểu của một Quốc gia Thành viên khác biểu quyết và ký thay cho mình. Việc chuyển giao quyền hạn này phải có một chứng thư do một trong những nhà chức trách nêu ở Điểm 325 hay 326 trên đây ký tên.

336

7

 

Một đoàn đại biểu có quyền biểu quyết có thể ủy quyền cho một đoàn đại biểu khác cũng có quyền biểu quyết thực hiện quyền này trong một hay nhiều phiên họp mà mình không thể tham dự. Trong trường hợp như vậy, đoàn đại biểu đó phải thông báo sớm cho Chủ tịch hội nghị bằng văn bản.

337

8

 

Một đoàn đại biểu không thể thực hiện việc biểu quyết theo ủy quyền quá một lần.

338

9

 

Uỷ nhiệm thư và chứng thư gửi bằng điện báo không được chấp nhận. Tuy nhiên, việc trả lời qua điện báo theo yêu cầu của Chủ tịch hay của Ban thư ký hội nghị để làm rõ thêm về ủy quyền thư hay chứng thư thì được chấp nhận.

339

10

Một Quốc gia Thành viên hay một cơ quan hay tổ chức đã được chấp nhận cử một đoàn đại biểu hay những đại diện tham dự một khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông, một hội nghị phát triển viễn thông hay một khoá họp thông tin vô tuyến phải thông báo cho Cục trưởng Cục quản lý Lĩnh vực liên quan, nêu rõ tên và chức trách của các thành viên đoàn đại biểu hay những người đại diện.

 

CHƯƠNG III
CÁC QUY ĐỊNH THỦ TỤC

 

ĐIỀU 32
CÁC QUY ĐỊNH THỦ TỤC CỦA HỘI NGHỊ

VÀ CÁC CUỘC HỌP KHÁC

 

339A

 

Các Quy định Thủ tục của các hội nghị và các cuộc họp khác sẽ do Hội nghị Toàn quyền thông qua. Các điều khoản quy định việc sửa đổi các Quy định Thủ tục này và hiệu lực của việc sửa đổi sẽ bao hàm ngay trong bản thân các Quy định.

340

 

Các Quy định Thủ tục này phải áp dụng không phân biệt đối với các điều khoản sửa đổi trong Điều 55 của Hiến chương và Điều 42 của Công ước này.

 

ĐIỀU 32A
QUYỀN BIỂU QUYẾT

 

340A

1

 

Trong mọi cuộc họp của một hội nghị, khoá họp hay cuộc họp khác, đoàn đại biểu của một Quốc gia Thành viên được Quốc gia Thành viên đó ủy quyền hợp thức tham gia công việc của một hội nghị, khoá họp hay cuộc họp khác được phép biểu quyết một phiếu theo Điều 3 của Hiến chương.

340B

2

 

Đoàn đại biểu của một Quốc gia Thành viên phải thực hiện quyền biểu quyết theo những điều kiện trình bày tại Điều 31 của Công ước này.

340C

3

 

Trong trường hợp một Quốc gia Thành viên không có đại diện của cơ quan Chính phủ tại một khoá họp thông tin vô tuyến, một khoá họp tiêu chuẩn hoá viễn thông thế giới hay một hội nghị phát triển viễn thông, các đại diện của các nhà khai thác được công nhận của Quốc gia Thành viên đó, tính gộp lại, không căn cứ vào số lượng các nhà khai thác, được quyền biểu quyết một phiếu, phù hợp với các điều khoản của Điểm 239 của Công ước này. Các điều khoản của các Điểm 335 đến 338 của Công ước này liên quan đến việc chuyển giao quyền hạn sẽ được áp dụng đối với các hội nghị và khoá họp nói trên.

 

ĐIỀU 32B
CÁC BẢO LƯU

 

340D

1

 

Theo thông lệ, mọi đoàn đại biểu có các quan điểm không chia xẻ được với các đoàn khác phải cố gắng, hết sức có thể, để tuân thủ theo ý kiến đa số.

340E

2

 

Mọi Quốc gia Thành viên mà, trong thời gian hội nghị toàn quyền, vẫn muốn giữ nguyên quyền các bảo lưu được trình bày cụ thể trong tuyên bố của mình khi ký các văn kiện cuối cùng, có thể thực hiện các bảo lưu liên quan tới một sửa đổi của Hiến chương hay của Công ước này cho đến khi các văn bản phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt hay tham gia đối với phần sửa đổi đó đã được gửi lưu chiểu bên cạnh Tổng thư ký.

340F

3

 

Nếu mọi quyết định, theo một đoàn đại biểu, là quyết định để ngăn cản Chính phủ của mình trong việc đồng ý tuân thủ một sửa đổi của các Thệ lệ Hành chính, đoàn đại biểu đó có thể có bảo lưu, tạm thời hay vĩnh viễn, liên quan đến quyết định đó, tại cuối hội nghị thông qua sửa đổi đó; mọi khoản bảo lưu như vậy có thể được đoàn đại biểu thực hiện nhân danh Quốc gia Thành viên không tham gia vào hội nghị có thẩm quyền đó nhưng họ đã ủy quyền cho đoàn đại biểu đó được ký văn kiện cuối cùng phù hợp với Điều 31 của Công ước này.

340G

4

 

Một bảo lưu sau một hội nghị sẽ chỉ có giá trị nếu Quốc gia Thành viên có bảo lưu đó khẳng định chính thức bảo lưu cùng lúc với việc thông báo đồng ý tuân thủ các văn kiện đã sửa đổi hoặc điều chỉnh được hội nghị thông qua tại phiên họp cuối cùng mà tại đó bảo lưu liên quan được thực hiện.

341-467

(bỏ)

 

 

 

 

CHƯƠNG IV
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC

 

ĐIỀU 33
TÀI CHÍNH

 

468

1

 

1) Thang đóng góp mà trong đó mỗi Quốc gia Thành viên theo những quy định tại Điểm 468A dưới đây và Thành viên Lĩnh vực theo những quy định tại Điểm 468B dưới đây chọn hạng đóng góp của mình theo những quy định hiện hành của Điều 28 của Hiến chương là:

 

 

Hạng 40 đơn vị

Hạng 35 -

Hạng 30 -

Hạng 28 -

Hạng 25 -

Hạng 23 -

Hạng 20 -

Hạng 18 -

Hạng 15 -

Hạng 13 -

Hạng 10 -

Hạng 8 đơn vị

Hạng 5 -

Hạng 4 -

Hạng 3 -

Hạng 2 -

Hạng 1 1/2 -

Hạng 1 -

Hạng 1/2 -

Hạng 1/4 -

Hạng 1/8 -

Hạng 1/16 -

468A

1bis

Chỉ các Quốc gia Thành viên được Tổ chức Liên hợp quốc xếp vào danh sách các nước chậm phát triển và các nước được Hội đồng duyệt mới được quyền chọn các hạng đóng góp 1/8 và 1/16 đơn vị.

468B

1ter

Các Thành viên của các Lĩnh vực không được phép chọn một hạng đóng góp nhỏ hơn 1/2 đơn vị, trừ các Thành viên của Lĩnh vực phát triển viễn thông có quyền chọn hạng đóng góp 1/4, 1/8 hoặc 1/16 đơn vị. Tuy nhiên, hạng đóng góp 1/16 đơn vị chỉ dành cho các Thành viên của các Bộ phận từ các nước đang phát triển - các nước do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đưa ra và được Hội đồng duyệt.

169

 

2) Ngoài những hạng đóng góp nêu ở Điểm 468 nêu trên, mọi Quốc gia Thành viên hoặc Thành viên Lĩnh vực có thể chọn hạng đóng góp cao hơn 40 đơn vị.

470

 

3) Tổng thư ký nhanh chóng thông báo đến từng Quốc gia Thành viên không tham dự hội nghị toàn quyền việc quyết định của mỗi Quốc gia Thành viên về hạng đóng góp mà Quốc gia Thành viên sẽ đóng góp.

471

(bỏ)

 

 

 

472

2

 

1) Quốc gia Thành viên và Thành viên Lĩnh vực mới gia nhập Liên minh đóng góp niên liễm của năm gia nhập, được tính từ ngày đầu của tháng gia nhập trong năm đó.

473

 

2) Nếu một Quốc gia Thành viên bãi bỏ Hiến chương và Công ước này hoặc nếu một Thành viên Lĩnh vực bãi bỏ việc tham gia các hoạt động của một lĩnh vực, phần đóng góp phải được trả đến ngày cuối cùng của tháng mà việc bãi bỏ có hiệu lực phù hợp với điểm 237 của Hiến chương hoặc điểm 240 của Công ước này tuỳ theo từng trường hợp.

474

3

 

Tổng số tiền nợ niên liễm sẽ được tính lãi bắt đầu từ đầu tháng tư của năm tài chính của Liên minh. Lãi suất này được tính là 3% mỗi năm (ba phần trăm) trong 3 tháng ngay sau đó và được tính 6% mỗi năm (sáu phần trăm) bắt đầu từ đầu tháng thứ bảy.

475

(bỏ)

 

 

 

476

 

1) Các tổ chức nói ở các Điểm từ 259 đến 262 của Công ước này và các tổ chức quốc tế khác (trừ khi các tổ chức đó được Hội đồng cho miễn, với điều kiện có đi có lại) và các Thành viên của các lĩnh vực (trừ khi các Thành viên tham dự một hội nghị hoặc một khoá họp của lĩnh vực của mình) tham gia một hội nghị toàn quyền, một cuộc họp của một lĩnh vực của Liên minh hay một hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế đóng góp vào chi phí của các hội nghị hay của các cuộc họp mà họ tham gia theo một tỉ lệ với chi phí của các hội nghị và các cuộc họp đó và phù hợp với Thể lệ Tài chính.

477

 

2) Mọi Thành viên của một Lĩnh vực có trong danh sách nêu ở Điểm 237 của Công ước này sẽ đóng góp vào chi phí của Lĩnh vực phù hợp với các Điểm 480 và 480A sau đây.

478

(bỏ)

 

 

 

479

(bỏ)

 

 

 

480

 

5) Số tiền của mỗi đơn vị đóng góp vào chi phí của một Lĩnh vực liên quan được quy định bằng 1/5 đơn vị đóng góp của các Quốc gia Thành viên. Các phần đóng góp được xem như là nguồn thu nhập của Liên minh. Lãi suất được áp dụng theo những quy định tại Điểm 474 trên đây.

480A

5bis)

Khi một Thành viên Lĩnh vực đóng góp vào chi phí của Liên minh phù hợp với Điểm 159 của Hiến chương, cần xác định rõ Lĩnh vực sẽ nhận khoản tiền đóng góp của Thành viên Lĩnh vực nói trên.

481-483

(bỏ)

 

 

 

483A

 

Các Thành viên liên kết, theo nghĩa nêu tại Điểm 241A của Công ước này đóng góp vào chi phí của một Lĩnh vực, của nhóm nghiên cứu và các nhóm khác mà họ tham gia theo các thể thức do Hội đồng quy định.

484

5

 

Hội đồng xác định những tiêu chuẩn áp dụng nguyên tắc thu bù chi đối với một số sản phẩm và dịch vụ.

485

6

 

Liên minh duy trì một nguồn vốn dự trữ bao gồm một vốn lưu động dành cho những chi phí chủ yếu và để dự trữ tiền mặt đầy đủ nhằm tránh tối đa việc vay tiền. Hàng năm, Hội đồng định ra nguồn vốn dự trữ tương ứng với những nhu cầu được dự kiến. Cuối mỗi kỳ sử dụng ngân sách hai năm, tất cả những khoản tín dụng ngân sách chưa được chi tiêu hay chưa chi theo hợp đồng đều được đưa vào nguồn vốn dự trữ. Những chi tiết khác liên quan đến vốn dự trữ này được nói rõ trong Thể lệ tài chính.

486

7

 

1) Cùng với thoả thuận của Uỷ ban Điều phối, Tổng thư ký có thể chấp nhận các phần đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt hay bằng hiện vật với điều kiện là những quy định áp dụng cho các phần đóng góp đó phải phù hợp với mục đích và chương trình của Liên minh cũng như với Thể lệ tài chính. Ở đó có những quy định đặc biệt liên quan đến việc chấp nhận và sử dụng những đóng góp tình nguyện này.

487

 

2) Tổng thư ký tường trình về những phần đóng góp tình nguyện cho Hội đồng trong một báo cáo quản lý tài chính và trong một tài liệu nêu vắn tắt nguồn gốc và việc đề nghị sử dụng của mỗi phần đóng góp và việc giải quyết tiếp tục.

 

ĐIỀU 34
TRÁCH NHIỆM TÀI CHÍNH CỦA CÁC HỘI NGHỊ

 

488

1

 

Trước khi chấp nhận các đề nghị hay trước khi ra những quyết định có liên quan đến tài chính, các hội nghị của Liên minh phải xem xét tất cả những dự kiến ngân sách của Liên minh để bảo đảm không gây nên chi phí cao hơn kinh phí đã được Hội đồng phê duyệt.

489

2

 

Không một quyết định nào của một hội nghị được thi hành nếu quyết định đó làm tăng chi phí trực tiếp hay gián tiếp vượt quá kinh phí đã được Hội đồng phê duyệt.

 

ĐIỀU 35

NGÔN NGỮ

 

490

1

 

1) Những ngôn ngữ khác với ngôn ngữ đã được chỉ rõ trong những quy định hiện hành của Điều 29 của Hiến chương có thể được sử dụng:

491

A)

Nếu có yêu cầu Tổng thư ký bảo đảm việc dùng một hay nhiều ngôn ngữ bổ sung để nói hoặc viết, một cách liên tục hay tạm thời với điều kiện là những chi phí bổ sung về việc này do những Quốc gia Thành viên đã yêu cầu và các Quốc gia Thành viên ủng hộ phải gánh chịu.

492

B)

Tại các hội nghị hay các cuộc họp của Liên minh, một đoàn đại biểu, sau khi đã thông báo cho Tổng thư ký hoặc Cục trưởng các Cục quản lý tương ứng có thể tự thu xếp việc dịch ngôn ngữ nước mình ra một trong những ngôn ngữ đã chỉ rõ trong quy định hiện hành ở Điều 29 của Hiến chương với chi phí riêng của mình.

493

 

2) Trong trường hợp nói ở Điểm 491 trên đây, Tổng thư ký thực hiện yêu cầu này trong phạm vi có thể được, sau khi đã được các Quốc gia Thành viên liên quan cam kết rằng họ sẽ hoàn trả đầy đủ những chi phí đó cho Liên minh.

494

 

3) Trong trường hợp nói ở Điểm 492 trên đây, đoàn đại biểu liên quan, nếu có nhu cầu, cũng có thể tự chi phí để yêu cầu dịch miệng sang ngôn ngữ nước mình từ một trong các ngôn ngữ được chỉ rõ trong quy định hiện hành ở Điều 29 của Hiến chương.

495

2

 

Tất cả những tài liệu nêu trong những quy định hiện hành ở Điều 29 của Hiến chương có thể xuất bản bằng một ngôn ngữ khác những ngôn ngữ đã định với điều kiện là những Quốc gia Thành viên yêu cầu việc xuất bản phải cam kết chịu toàn bộ chi phí về việc dịch và xuất bản đó.

 

CHƯƠNG V
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC NHAU

VỀ KHAI THÁC CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

 

ĐIỀU 36
LỆ PHÍ VÀ MIỄN PHÍ

 

496

 

Những quy định liên quan đến lệ phí viễn thông và những trường hợp miễn phí khác đã được quy định trong Thệ lệ Hành chính.

 

ĐIỀU 37
VIỆC LẬP VÀ THANH TOÁN CÁC KHOẢN

 

497

1

 

Thể lệ thanh toán quốc tế là những giao dịch hàng ngày và được thực hiện theo những nghĩa vụ quốc tế hiện hành của những Quốc gia Thành viên và các Thành viên Lĩnh vực tương ứng khi Chính phủ của họ đã ký thoả thuận về vấn đề này. Nếu không có các thoả thuận đó hay những Hiệp định đặc biệt, ký kết trong những điều kiện nói ở Điều 42 của Hiến chương, thể lệ thanh toán quốc tế được tiến hành theo những quy định của Thệ lệ Hành chính.

498

2

 

Những cơ quan Chính phủ của các Quốc gia Thành viên và các Thành viên Lĩnh vực đang khai thác những dịch vụ quốc tế về viễn thông phải thoả thuận về số tiền bên nợ và bên có.

499

3

 

Những bản thanh toán về bên nợ và bên có nói ở Điểm 498 trên đây được lập đúng theo những quy định của Thệ lệ Hành chính, trừ khi có những thương lượng đặc biệt giữa các bên liên quan.

 

ĐIỀU 38
ĐƠN VỊ TIỀN LỆ

 

500

 

Khi không có những thoả thuận đặc biệt giữa các Quốc gia Thành viên, đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cước phí phân chia cho dịch vụ viễn thông quốc tế và để lập bản thanh toán quốc tế là:

- hoặc đơn vị của Quỹ tiền tệ Quốc tế;

- hoặc đồng Frăng vàng,

Như đã được xác định trong Thệ lệ Hành chính. Các thể thức áp dụng được định ra trong phụ lục 1 của Thể lệ Viễn thông quốc tế.

 

ĐIỀU 39
THÔNG TIN HAI CHIỀU

 

501

1

 

Những trạm đảm nhiệm chức năng thông tin vô tuyến trong dịch vụ thông tin lưu động phải được bảo đảm, trong giới hạn hoạt động thông thường của chúng, sự trao đổi thông tin vô tuyến hai chiều, không có sự phân biệt hệ thống vô tuyến điện trang bị cho các trạm đó.

502

2

 

Tuy nhiên, để không gây trở ngại cho tiến bộ khoa học, những quy định ở Điểm 501 trên đây không ngăn cản việc sử dụng một hệ thống vô tuyến điện không có khả năng liên lạc với hệ thống khác, miễn là việc không có khả năng nói trên là do tính chất đặc thù của hệ thống này chứ không phải chấp nhận thiết bị để ngăn cản thông tin hai chiều.

503

3

 

Mặc dầu có những quy định ở Điểm 501 trên đây, một trạm có thể được chỉ định sử dụng cho một dịch vụ viễn thông quốc tế nhất định, được xác định vì mục đích của dịch vụ này hay vì những tình huống khác độc lập với hệ thống được sử dụng.

 

ĐIỀU 40
NGÔN NGỮ MẬT

 

504

1

 

Điện báo quốc vụ cũng như điện báo nghiệp vụ có thể được thảo bằng ngôn ngữ mật trong tất cả mọi quan hệ.

505

2

 

Điện báo tư bằng ngôn ngữ mật có thể được chấp nhận giữa tất cả các Quốc gia Thành viên, trừ những Quốc gia Thành viên đã thông báo trước thông qua Tổng thư ký, rằng họ không chấp nhận ngôn ngữ đó cho hình thức trao đổi thông tin này.

506

3

 

Những Quốc gia Thành viên không chấp nhận điện báo tư bằng ngôn ngữ mật đi hay đến lãnh thổ của mình vẫn phải chấp nhận điện báo đó đi qua nước mình trừ trường hợp không sử dụng dịch vụ đó như nói tại Điều 35 của Hiến chương.

 

CHƯƠNG VI
TRỌNG TÀI VÀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG

 

ĐIỀU 41
TRỌNG TÀI: THỦ TỤC

(Xem Điều 56 của Hiến chương)

 

507

1

 

Bên nào cần đến trọng tài thì phải tiến hành thủ tục trọng tài bằng cách thông báo cho bên tranh chấp biết việc đã yêu cầu đưa tranh chấp ra trọng tài phân xử.

508

2

 

Các bên phải có một thoả thuận chung quyết định việc trọng tài được giao cho những người, những Cơ quan Chính phủ hay những Chính phủ. Trong trường hợp các bên không thể đi đến một thoả thuận chung về việc này trong thời hạn một tháng tính từ ngày thông báo yêu cầu đưa tranh chấp ra trọng tài, việc trọng tài được giao cho các Chính phủ.

509

3

 

Nếu việc trọng tài được giao cho một số người, các trọng tài không được là những người xuất thân từ một Quốc gia là một bên tranh chấp, cũng không được là người cư trú tại một trong các Quốc gia đó và, cũng không được là người làm việc cho một trong các bên tranh chấp.

510

4

 

Nếu việc trọng tài được giao cho các Chính phủ hay cho các Cơ quan của các Chính phủ đó thì những trọng tài này phải được chọn trong số những Quốc gia Thành viên không có tranh chấp nhưng phải là những bên có trong hiệp định mà việc áp dụng đã gây nên tranh chấp.

511

5

 

Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nhận được thông báo yêu cầu đưa tranh chấp ra trọng tài, hai bên có tranh chấp chỉ định mỗi bên một trọng tài.

512

6

 

Nếu các bên tranh chấp lớn hơn hai, hai nhóm có quyền lợi chung của hai bên tranh chấp chỉ định mỗi bên một trọng tài phù hợp với thủ tục nói ở các Điểm 510 và 511 trên đây.

513

7

 

Hai trọng tài được chỉ định cùng đề cử một trọng tài thứ ba phù hợp với những quy định nói ở Điểm 509 trên đây nếu hai trọng tài đầu là những cá nhân, không phải là những Chính phủ hay Cơ quan Chính phủ và phải khác quốc tịch của hai trọng tài đầu. Nếu hai trọng tài đầu không thống nhất về trọng tài thứ ba, mỗi trọng tài chọn một người thứ ba không có liên quan gì trong vụ tranh chấp. Tổng thư ký làm thủ tục bốc thăm đối với hai người được chọn để chỉ định người trọng tài thứ ba.

514

8

 

Các bên tranh chấp có thể cùng nhau thống nhất chọn một trọng tài duy nhất qua bản thoả thuận chung để giải quyết vụ tranh chấp; mỗi bên cũng có thể chỉ định một trọng tài và yêu cầu Tổng thư ký rút thăm để chỉ định trọng tài chung duy nhất.

515

9

 

Trọng tài hay các trọng tài tự do quyết định địa điểm và những thủ tục để áp dụng cho việc trọng tài đó.

516

10

Quyết định của trọng tài duy nhất là quyết định chính thức và ràng buộc các bên với vụ tranh chấp. Nếu việc trọng tài được giao cho nhiều trọng tài thì quyết định do đa số phiếu của các trọng tài nhất trí là quyết định chính thức ràng buộc các bên.

517

11

Mỗi bên tự chịu những chi phí thuộc phía mình trong khi điều tra và trình bày tại trọng tài đó. Những chi phí về trọng tài ngoài các khoản do các bên tự chịu được phân chia đồng đều cho các bên tranh chấp.

518

12

Liên minh sẽ cung cấp tất cả những thông tin liên quan đến vụ tranh chấp mà trọng tài hay các trọng tài có thể cần đến. Nếu các bên tranh chấp chấp nhận, quyết định của trọng tài hay các trọng tài được thông báo cho Tổng thư ký để tham khảo sau này.

 

ĐIỀU 42
NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỂ SỬA ĐỔI BỔ SUNG CÔNG ƯỚC NÀY

 

519

1

 

Mọi Quốc gia Thành viên của Liên minh có thể đề xuất mọi sửa đổi, bổ sung cho Công ước này. Một đề xuất như thế phải được chuyển đến Tổng thư ký chậm nhất là 8 tháng trước ngày khai mạc đã định của Hội nghị Toàn quyền để có thể chuyển đến tất cả các Quốc gia Thành viên của Liên minh để họ có đủ thời gian xem xét. Tổng thư ký chuyển đề xuất đó cho tất cả các Quốc gia Thành viên của Liên minh càng sớm càng tốt và chậm nhất là 6 tháng trước ngày nói trên.

520

2

 

Mọi đề xuất sửa đổi một sửa đổi bổ sung nói ở Điểm 519 trên đây có thể được một Quốc gia Thành viên của Liên minh hay đoàn đại biểu của họ trình bất cứ lúc nào lên Hội nghị Toàn quyền.

521

3

 

Số đại biểu cần thiết tại các Phiên họp Toàn thể của Hội nghị Toàn quyền để xem xét mọi đề xuất sửa đổi bổ sung Công ước này hoặc mọi sửa đổi một đề xuất như vậy, phải chiếm quá nửa số đoàn đại biểu được ủy quyền hợp lệ đến dự Hội nghị Toàn quyền.

522

4

 

Để được thông qua, mọi đề xuất sửa đổi của một sửa đổi bổ sung cũng như chính toàn bộ đề xuất sửa đổi bổ sung đó, cho dù có được sửa đổi hay không, đều phải được thông qua tại một Phiên họp Toàn thể với quá nửa số đoàn đại biểu được ủy quyền dự Hội nghị Toàn quyền và có quyền biểu quyết.

523

5

 

Những quy định chung liên quan đến các hội nghị và các khoá họp nêu trong Công ước này và Những Quy định Thủ tục về các hội nghị cũng như các cuộc họp khác được áp dụng, trừ khi những mục trước của Điều này có giá trị hơn lại quy định khác.

524

6

 

Tất cả những sửa đổi, bổ sung Công ước này đã được một Hội nghị Toàn quyền thông qua, có hiệu lực hoàn vào một ngày do Hội nghị Toàn quyền quy định, dưới hình thức một văn kiện sửa đổi, bổ sung duy nhất, giữa các Quốc gia Thành viên đã nộp văn bản phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hay gia nhập Công ước hiện hành và văn bản sửa đổi bổ sung trước ngày đó. Việc phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hay gia nhập một phần của văn bản sửa đổi bổ sung sẽ không được chấp nhận.

525

7

 

Mặc dù có Điểm 524 trên đây, Hội nghị Toàn quyền có thể quyết định khi một sửa đổi bổ sung của Công ước này là cần thiết để thực hiện một sửa đổi trong Hiến chương. Trong trường hợp đó, việc sửa đổi bổ sung Công ước này không có hiệu lực trước khi sửa đổi bổ sung Hiến chương có hiệu lực.

526

8

 

Tổng thư ký thông báo cho tất cả các Quốc gia Thành viên việc nhận được mỗi văn bản phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hay gia nhập.

527

9

 

Sau khi văn bản sửa đổi bổ sung có hiệu lực, việc phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hay gia nhập phù hợp với những Điều 52 và 53 của Hiến chương sẽ được áp dụng cho Công ước này như đã được sửa đổi bổ sung.

528

10

Sau khi một văn bản sửa đổi bổ sung như thế có hiệu lực, Tổng thư ký đăng ký văn bản đó tại Văn phòng của Tổ chức Liên hợp quốc theo những quy định của Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc. Điểm 241 của Hiến chương cũng sẽ được áp dụng cho mọi văn bản sửa đổi bổ sung.

 

PHẦN II: NGÀY CÓ HIỆU LỰC

 

Những sửa đổi bổ sung ghi trong văn bản này, tất cả được coi là một văn bản duy nhất, sẽ có hiệu lực ngày 01/01/2000 giữa các Quốc gia Thành viên sẽ là các bên tham gia Hiến chương và Công ước của Liên minh Viễn thông Quốc tế (Geneve 1992) và đã lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt Văn kiện này hay tham gia Văn kiện đó trước ngày nói trên.

Để làm chứng, các đại diện toàn quyền đã ký vào bản gốc của văn bản sửa đổi, bổ sung Công ước của Liên minh Viễn thông Quốc tế (Geneve 1992) đã được sửa đổi tại Hội nghị Toàn quyền (Kyoto, 1994).

Làm tại Minneapolis, ngày 6 tháng 11 năm 1998

 


PHỤ LỤC

ĐINH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG CÔNG ƯỚC VÀ TRONG THỆ LỆ HÀNH CHÍNH CỦA LIÊN MINH
VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

 

Trong các văn kiện của Liên minh nêu trên, những từ sau đây có nghĩa theo những định nghĩa sau đây:

 

1001

Chuyên gia: người được cử đến bởi:

A/

Chính phủ hay Cơ quan Chính phủ của nước đó, hoặc

 

B/

Một cơ quan hay một tổ chức được chấp nhận theo quy định tại Điều 19 của Công ước hiện hành, hoặc

 

C/

Một tổ chức quốc tế, để tham gia vào nhiệm vụ của Liên minh thuộc thẩm quyền quản lý theo nghiệp vụ.

1002

 

Quan sát viên: người được cử đến bởi:

 

-

 

Tổ chức Liên hợp quốc, một cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc, Tổ chức quốc tế về năng lượng nguyên tử, một tổ chức khu vực về viễn thông hay một tổ chức liên chính phủ khai thác những hệ thống vệ tinh để tham gia với tư cách tư vấn tại một Hội nghị Toàn quyền, tại một hội nghị hay một cuộc họp của một Lĩnh vực.

 

-

 

Một tổ chức quốc tế để tham gia với tư cách tư vấn tại một hội nghị hay một cuộc họp của một lĩnh vực,

 

-

Chính phủ một Quốc gia Thành viên, để tham gia một hội nghị khu vực nhưng không có quyền biểu quyết, hoặc

 

-

 

Một Thành viên Lĩnh vực nói tại Điểm 229 của Công ước hay một tổ chức của một nhân vật quốc tế đại diện cho những Thành viên Lĩnh vực như thế, phù hợp với những quy định hiện hành của Công ước này.

1003

 

Dịch vụ di động: dịch vụ thông tin vô tuyến giữa các trạm lưu động và các trạm mặt đất, hay giữa các trạm lưu động với nhau.

1004

 

Tổ chức khoa học hoặc công nghiệp: mọi tổ chức, khác với một cơ quan hay đại diện Chính phủ chịu trách nhiệm nghiên cứu những vấn đề viễn thông và thiết kế hay chế tạo những thiết bị dành cho dịch vụ viễn thông.

1005

 

Thông tin vô tuyến điện: viễn thông dưới dạng sóng vô tuyến điện.

 

 

Ghi chú 1: Các sóng vô tuyến điện là sóng điện từ mà tần số theo quy ước là dưới 3000 GHz truyền lan tự do trong không gian.

 

 

Ghi chú 2: Đối với các yêu cầu của các Điểm từ 149 đến 154 của Công ước này, từ "thông tin vô tuyến" thường bao gồm cả những liên lạc viễn thông bằng sóng điện từ mà tần số cao hơn 3000 GHz được truyền lan tự do trong không gian.

1006

 

Liên lạc nghiệp vụ: liên lạc viễn thông liên quan tới viễn thông công cộng quốc tế và được trao đổi giữa:

 

-

 

Các cơ quan Chính phủ,

 

-

Các tổ chức khai thác được thừa nhận,

 

-

Chủ tịch Hội đồng, Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký, Cục trưởng các Cục quản lý, các thành viên của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến hoặc những đại diện khác hoặc các viên chức được Liên minh ủy quyền, kể cả những người thực hiện chức năng của Liên minh ngoài trụ sở Liên minh.