• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày ban hành: 25/12/2002
  • Ngày có hiệu lực: 25/12/2002

NGHỊ ĐỊNH THƯ

CỦA BỘ NGOẠI GIAO SỐ 114/LPQT NGÀY 14 THÁNG 1 NĂM 2003
GIỮA CHÍNH PHỦ N
ƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA VỀ MỞ RỘNG HỢP TÁC TRONG

LĨNH VỰC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở THỀM

LỤC ĐỊA CỦA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ

CHẤM DỨT HIỆU LỰC HIỆP ĐỊNH GIỮA CHINH PHỦ CỘNG HOÀ

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA VỀ HỢP TÁC XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH NHÀ MÁY LỌC DẦU TRÊN

LÃNH THỔ N
ƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KÝ NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 1998

(CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2002)

 

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga, dưới đây gọi tắt là hai Bên,

Xuất phát từ mong muốn chung thực hiện hợp tác về kinh tế, khoa học và kỹ thuật trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi và phù hợp với luật pháp của nhà nước hai Bên;

Tuân theo Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, ký ngày 16 tháng 6 năm 1994;

Tính đến sự cần thiết sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài chính huy động của hai Bên để thực hiện các dự án hợp tác song phương, đã nhất trí các nội dung sau:

 

Điều 1. Việc mở rộng vùng hoạt động của Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí “Vietsovpetro” ra các lô mới của thềm lục địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được coi là một trong những hướng chủ yếu để đảm bảo mức khai thác dầu khí ổn định.

 

Điều 2. Đối với các mỏ dầu và khí được phát hiện tại các lô mới (04-3, hoặc 17, hoặc các lô khác) của Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí “Vietsovpetro”, sau khi tuyên bố phát hiện thương mại, trong vòng một năm hai Bên thoả thuận sẽ soạn thảo và ký kết Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về việc gia hạn hiệu lực của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết, ký ngày 16 tháng 7 năm 1991 về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí trên thềm lục địa phía nam của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VIệt Nam trong khuôn khổ hoạt động của Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí “Vietsovpetro” thêm thời hạn phù hợp với giai đoạn khai thác có lãi các mỏ này, nhưng không quá 25 năm đối với các mỏ dầu, và không quá 30 năm đối với các mỏ khí.

 

Điều 3. Bên Nga, đại diện là Bộ Công sản Liên bang Nga và Doanh nghiệp Nhà nước được uỷ quyền là Liên đoàn kinh tế đối ngoại Liên bang Nga “Zarubezneft” chuyển giao cho Bên Việt Nam, đại diện là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, đại diện là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam “Petrovietnam” phần tham gia của mình trong vốn pháp định của Công ty Liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt - Nga (sau đây gọi tắt là Công ty Liên doanh), được thành lập theo Hiệp định nêu trong Điều 5 của Nghị định thư này, và các quyền và nghĩa vụ của Bên tham gia liên doanh liên quan đến việc xây dựng và vận hành Nhà máy lọc dầu.

Bên Việt Nam sẽ chuyển cho Bên Nga số tiền liên quan đến sự tham gia của bên Nga vào Công ty Liên doanh.

Tại thời điểm ký Nghị định thư này hai Bên thoả thuận số tiền Bên Việt Nam sẽ chuyển là 235.120.000 đô la Mỹ.

 

Điều 4. Việc chuyển giao cho Bên Nga khoản tiền đã nêu trong Điều 3 của Nghị định thư này sẽ được thực hiện bằng cách chuyển tiền trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ký Nghị định thư này bằng đô la Mỹ từ tài khoản của “Vietcombank” vào tài khoản của Bộ Tài chính Liên bang Nga tại “Vnheseconombank”. “Vnheseconombank” là ngân hàng được Bên Nga uỷ quyền để thực hiện các thanh toán trong khuôn khổ của Nghị định thư này.

Trong trường hợp, nếu không chuyển tiền (hoặc chuyển tiền không đủ) vào tài khoản của Bộ Tài chính Liên bang Nga trong thời hạn nói trên, số tiền không được chuyển đến sẽ bị tính lãi cho khoảng thời gian kể từ ngày hết hạn như quy định tại khoản 1 của Điều này cho đến thời điểm toàn bộ số tiền được chuyển vào tài khoản của Bộ Tài chính Liên bang Nga tại “Vnheseconombank”. “Vnheseconombank” là ngân hàng được bên Nga uỷ quyền để thực hiện các thanh toán trong khuôn khổ của Nghị định thư này.

Trong trường hợp, nếu không chuyển tiền (hoặc chuyển tiền không đủ) vào tài khoản của Bộ Tài chính Liên bang Nga trong thời hạn nói trên, số tiền không được chuyển đến sẽ bị tính lãi cho khoảng thời gian kể từ ngày hết hạn như quy định tại đoạn 1 của điều này cho đến thời điểm toàn bộ số tiền trên được chuyển vào tài khoản của Bộ Tài chính Liên bang Nga tại “Vnheseconombank”, với lãi suất LIBOR 6 tháng của hai ngày làm việc trước khi bắt đầu tính lãi cộng 2,5%. Tiền lãi sẽ được bên Việt Nam trả bằng đô la Mỹ. Trong đó, số tiền nhận được từ Bên Việt Nam trước tiên sẽ được dùng để thanh toán tiền lãi được tính theo quy định của Điều này.

Việc chuyển tiền do Bên Việt Nam thực hiện theo Điều này sẽ được tiến hành mà không áp dụng bất cứ một khoản khấu trừ, giữ lại hoặc trả thuế nào.

 

Điều 5. Hiệu lực của Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 25 tháng 8 năm 1998 sẽ được chấm dứt kể từ ngày ký Biên bản về việc Bên Nga chuyển giao cho Bên Việt Nam phần tham gia của phía Nga trong vốn pháp định của Công ty Liên doanh, cũng như quyền và nghĩa vụ phù hợp với Điều 3 của Nghị định thư này. Biên bản này sẽ được ký trong vòng (5) năm ngày làm việc kể từ ngày chuyển cho Bên Nga số tiền quy định trong Điều 3 của Nghị định thư này.

 

Điều 6. Kể từ thời điểm Nghị định thư này được ký kết, Hiệp định về cung cấp tín dụng giữa Chính phủ Liên bang Nga và Công ty Liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt - Nga ký ngày 18 tháng 12 năm 2001 và Quy trình kỹ thuật nhận và hoàn trả khoản tín dụng do Chính phủ Liên bang Nga cấp cho Công ty Liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt - Nga ký ngày 15 tháng 4 năm 2002 giữa “Vnheseconombank” và Công ty Liên doanh sẽ chấm dứt hiệu lực.

 

Điều 7. Bên Việt Nam bảo đảm tiếp tục công việc với nhà thầu Nga trong các gói thầu EPC số 2 và số 3, và nguồn vốn tương ứng theo điều kiện của các Hợp đồng đã ký trước đây (theo đó Nhà thầu phải bảo đảm chất lượng và thời hạn thực hiện công việc, cũng như việc gắn kết của các gói thầu này với các gói thầu khác của nhà máy lọc dầu), với các điều chỉnh cần thiết liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Công ty Liên doanh.

 

Điều 8. Việc sử dụng các chuyên gia Nga để xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu có thể được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam “Petrovietnam” và Liên đoàn kinh tế đối ngoại Liên bang Nga “Zarubezneft”.

 

Điều 9. Bên Việt Nam tiếp tục đào tạo các chuyên gia Việt Nam tại Liên bang Nga theo các hợp đồng đã ký kết trước đây và trong tương lai sẽ xem xét các đề xuất về vấn đề này trên cơ sở cạnh tranh.

 

Điều 10. Các vấn đề tranh chấp có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị định thư này sẽ được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán.

 

Điều 11. Nghị định thư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Làm tại Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2002 thành hai bản, bằng tiếng Việt và tiếng Nga, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.